Phụ nữ xã Biển Hồ: Tích cực thu gom, phân loại rác thải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngoài vận động phụ nữ tham gia thu gom rác thải tại các khu vực công cộng, làm con đường hoa, hàng rào xanh và thực hiện tốt phong trào “5 không, 3 sạch”, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ xã Biển Hồ (TP. Pleiku) còn xây dựng mô hình “Nói không với túi ni lông” và thành lập Câu lạc bộ (CLB) Phân loại rác thải nhằm góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường.
“Nói không với túi ni lông”
Bà Phạm Thị Tuyển-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Hồ-cho biết: Trước đây, hầu hết phụ nữ đều chưa có thói quen đi chợ bằng giỏ nhựa nên tình trạng sử dụng túi ni lông đựng thức ăn vẫn còn phổ biến. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc xả thải rác ni lông ngày một nhiều, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, năm 2017, Hội LHPN xã đã chỉ đạo chi hội Phụ nữ thôn 4 xây dựng mô hình điểm “Phụ nữ nói không với túi ni lông” với sự tham gia của 42 hội viên. Ngoài hạn chế sử dụng túi ni lông, các hội viên cũng tích cực phân loại và bán rác thải tái chế để gây quỹ mua giỏ tặng các hội viên khác. Đến nay, mô hình này đã thu hút 250/320 hội viên trong chi hội tham gia và gây quỹ được hơn 2,2 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, chi hội đã mua 45 giỏ nhựa tặng cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
 Ngày nào bà Đỗ Thị Thỉnh cũng chia rác thải thành 3 loại để xử lý. Ảnh: N.H
Ngày nào bà Đỗ Thị Thỉnh cũng chia rác thải thành 3 loại để xử lý. Ảnh: N.H
Bà Đỗ Thị Thỉnh (thôn 4) chia sẻ: “Sau khi được tặng giỏ nhựa, tôi còn mua thêm các hộp nhựa để đựng thức ăn và sắm thêm 3 thùng rác để phân loại rác thải nhằm gây quỹ. Thực ra, việc tôi làm là để cho con cái học hỏi làm theo nhằm giúp cho chúng có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông. Vì vậy, ngày nào tôi cũng thực hiện tốt việc làm này để các con nhìn vào đó mà làm theo”.
Đặc biệt, chi hội cũng trích một phần kinh phí từ việc bán sản phẩm tái chế của các hội viên để mua quà tặng phụ nữ nghèo trong xã. Việc làm này đã góp phần tạo sự lan tỏa của mô hình. Chị HHuyên-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ làng Ia Nueng-bày tỏ: “Mỗi lần có khoản thu từ bán rác thải tái chế, chi hội thôn 4 thường mua quà tặng cho phụ nữ nghèo của làng. Qua những lần như vậy, tôi thấy việc sử dụng giỏ nhựa đi chợ và phân loại rác thải bán lấy tiền làm từ thiện của chi hội thôn 4 rất ý nghĩa. Do đó, tôi đã vận động phụ nữ trong làng mua giỏ nhựa hoặc sử dụng gùi đi chợ để giảm bớt việc dùng túi ni lông đựng thức ăn”. Đến nay, có khoảng 60% hội viên sử dụng gùi đi chợ (chi hội có 180 hội viên) và có ý thức hơn trong việc hạn chế sử dụng hoặc tái sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày.
Chú trọng phân loại rác thải
Bà Phạm Thị Tuyển-Chủ tịch Hội LHPN xã Biển Hồ: Cả 2 mô hình “Phụ nữ nói không với túi ni lông” và “CLB Phân loại rác thải” của chi hội Phụ nữ thôn 4 đều nhận được sự hưởng ứng tích cực của các hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Vì vậy, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục củng cố, duy trì và nhân rộng 2 mô hình này nói riêng, các mô hình bảo vệ môi trường khác nói chung ra toàn xã nhằm tạo sự lan tỏa, góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Từ hiệu quả mô hình “Phụ nữ nói không với túi ni lông”, tháng 10-2019, chi hội Phụ nữ thôn 4 tiếp tục thành lập “CLB Phân loại rác thải” nhằm hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”. Mỗi thành viên được tặng 1 bộ đồng phục, 1 giỏ nhựa, bao tay, dụng cụ lao động để thu gom rác thải trên các trục đường chính và các khu vực công cộng của thôn (mỗi tháng 1 lần); kết hợp tuyên truyền, vận động người dân chung tay thực hiện. Ngoài ra, các thành viên cũng được hướng dẫn cách phân loại rác thải tại nhà thành rác vô cơ, hữu cơ, tái chế. Trong đó, rác hữu cơ sẽ được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng, rác vô cơ sẽ được bỏ vào xe rác và rác tái chế sẽ bán nộp về CLB để gây quỹ làm từ thiện.
Bà Trần Thị Thùy Linh chia sẻ: “Từ khi các thành viên trong CLB đi thu gom và tuyên truyền người dân chung tay thực hiện, đường sá trong thôn trở nên sạch sẽ hơn và tình trạng vứt rác bừa bãi của các hộ dân cũng không còn. Ngoài ra, chúng tôi cũng biết phân loại rác thải và cũng đã tuyên truyền cho bà con xung quanh hưởng ứng làm theo nên vấn đề vệ sinh nhà ở được cải thiện”. Tương tự, bà Nguyễn Thị Tám thì cho rằng việc tham gia thu gom và phân loại rác thải không có gì nặng nhọc nhưng đổi lại đã giúp cho không gian sống trở nên sạch sẽ hơn. Vì vậy, mỗi lần CLB tổ chức thu gom, bà đều dành thời gian tham gia. Bà còn mua thêm 3 thùng rác để phân loại rác thải nhà bếp. “Những việc làm này tuy nhỏ nhưng góp phần hạn chế được tình trạng rác thải xả ra môi trường. Vì vậy, tôi cũng vận động người thân trong gia đình tham gia hưởng ứng”-bà Tám bộc bạch.
Trò chuyện với P.V, bà Nguyễn Thị Mùi-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn 4, Chủ nhiệm CLB cũng cho hay: Tuy mới triển khai được hơn 2 tháng nhưng CLB đã thu hút thêm được 9 hội viên và 8 cựu chiến binh trong thôn tham gia. Đặc biệt, từ việc bán rác thải tái chế sau khi phân loại, đến nay, các thành viên trong CLB cũng đã đóng góp nguồn quỹ được trên 2 triệu đồng để mua quà tặng cho hộ nghèo. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động chị em tham gia, mục tiêu đến năm 2020 phải nâng số lượng các thành viên lên 100 hội viên, qua đó tạo sự lan tỏa rộng rãi về ý thức thu gom, phân loại rác thải để bảo vệ môi trường”-bà Mùi chia sẻ.
 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc thành lập một quỹ để thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người dưới 35 tuổi thuê mua, mua nhà ở… là có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Do đó, thống nhất tên quỹ là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

An cư sau cuộc đại di dời

An cư sau cuộc đại di dời

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.