Phụ nữ thị trấn Chư Prông: Chung tay gìn giữ vệ sinh môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Chư Prông (Gia Lai) đã xây dựng nhiều mô hình hay, sáng tạo nhằm vận động hội viên, phụ nữ trên địa bàn tham gia gìn giữ vệ sinh môi trường.
Từ mô hình “Chi hội không rác”...
Từ khi mô hình “Chi hội không rác” được triển khai, cứ 2 tháng/lần, chị Đinh Thị Hà cùng 14 hộ trong tổ liên gia số 9 (tổ dân phố 1) lại cùng nhau tham gia tổng vệ sinh trên tuyến đường dài hơn 500 m ngay trước cổng nhà mình. Ngoài ra, đều đặn mỗi ngày, chị còn quét dọn cổng ngõ sạch sẽ và mang rác thải từ nhà bếp bỏ gọn gàng trước cổng để công nhân đô thị đến thu gom. Chị Hà cho rằng, những việc làm này tốn ít thời gian nhưng hiệu quả mang lại rất thiết thực là đường làng, ngõ xóm trở nên thông thoáng và sạch sẽ. “Trước khi tổng dọn vệ sinh tuyến đường, tổ liên gia của chúng tôi thường tổ chức họp để chọn ngày “ra quân”; đồng thời, vận động các gia đình không phải hội viên cùng tham gia. Nhờ đó, mỗi lần “ra quân” đều rất hiệu quả và môi trường khu dân cư từ đó cũng sạch sẽ hơn”-chị Hà vui vẻ cho biết.
 Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Chư Prông thu gom rác thải. Ảnh: H.T
Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Chư Prông thu gom rác thải. Ảnh: H.T
Dẫn chúng tôi dạo quanh một số tuyến đường trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Hồng-Chi hội trưởng Chi hội 1-cho biết: Mô hình “Chi hội không rác” được Hội LHPN thị trấn triển khai từ năm 2014. Từ đó đến nay, cứ mỗi tuần/lần, Ban Chấp hành Chi hội gồm 5 người lại tham gia thu gom rác thải trên các tuyến đường; 2 tháng/lần, các hội viên được chia thành 5 tổ, tham gia quét dọn và thu gom rác thải trên tất cả các tuyến đường của tổ dân phố. Ngoài ra, trước các ngày lễ lớn của đất nước, Chi hội cũng phát động cho toàn thể hội viên chung tay tổng dọn vệ sinh tại khu dân cư. Nhờ đó, các tuyến đường và khu vực công cộng trên địa bàn tổ luôn được giữ gìn thông thoáng, sạch sẽ.
Theo bà Hồng, để đạt được kết quả này, Chi hội thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt để tuyên truyền, vận động hội viên không vứt rác bừa bãi cũng như tham gia quét dọn, thu gom rác thải; đồng thời có hình thức khen thưởng vào dịp cuối năm đối với những hội viên làm tốt. Do Chi hội có đến 50% hội viên là cán bộ, công chức, viên chức nên các buổi tổng dọn vệ sinh thường được tổ chức vào ngày cuối tuần để tạo thuận lợi cho chị em tham gia. Nhờ đó, không chỉ bộ mặt khu dân cư sạch sẽ hơn mà hội viên, phụ nữ trên địa bàn cũng đoàn kết hơn.
“Nói không với túi ni lông”
Bà Trần Thị Diệu Lý-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Prông: “Thời gian tới, Hội sẽ nhân rộng CLB “Nói không với túi ni lông” và mô hình “Chi hội không rác” ra toàn thị trấn nhằm hình thành trong hội viên, phụ nữ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm lượng rác thải ni lông”.

Tuy mới đi vào hoạt động chưa được 2 tháng nhưng Câu lạc bộ (CLB) “Nói không với túi ni lông” của Chi hội 6 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bà Phạm Thị Na-Chủ nhiệm CLB-cho biết: Câu lạc bộ có 40 thành viên và mỗi thành viên được trang bị 1 giỏ xách cùng 2 hộp nhựa để đựng thức ăn mỗi khi đi chợ (do Hội LHPN huyện, thị trấn và CLB mua hỗ trợ). Để các thành viên chấp hành tốt việc đi chợ bằng giỏ xách, ngoài tăng cường vận động, CLB đã đề ra quy định thành viên nào không thực hiện tốt sẽ bị nhắc nhở và thu hồi giỏ xách. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể của tổ cũng tham gia giám sát việc đi chợ bằng giỏ xách của các thành viên. “Đến thời điểm này, tất cả các thành viên đều đã hình thành được thói quen sử dụng giỏ xách và hộp nhựa đựng thức ăn khi đi chợ nên đã giảm đáng kể lượng túi ni lông thải ra môi trường. Các thành viên cũng có ý thức tiết kiệm 10.000 đồng mỗi lần đi chợ để gây quỹ hoạt động cũng như giúp đỡ các hội viên lúc khó khăn. Thời gian tới, khi đã có nguồn quỹ nhất định, chúng tôi sẽ mở rộng thành viên tham gia”-bà Na cho biết.
Từng có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông nên khi CLB được thành lập, bà Nguyễn Thị Nõn đã đăng ký tham gia ngay. Theo bà Nõn, việc “nói không với túi ni lông” khi đi chợ không những giúp người bán hàng tiết kiệm chi phí mà gia đình cũng giảm đáng kể lượng rác thải nhà bếp, góp phần giữ vệ sinh môi trường chung. Do đó, mỗi lần đi chợ, bà đều mang giỏ xách và hộp nhựa để đựng thức ăn. “Mỗi lần đi chợ về, sau khi rửa thức ăn xong, tôi vệ sinh giỏ xách và hộp nhựa rồi treo lên 1 góc tường cố định. Từ đó, không chỉ tôi mà người nhà cũng có được thói quen đi chợ bằng giỏ xách và bỏ giỏ xách đúng nơi. Cũng từ đó đến nay, lượng rác thải tại nhà bếp đã giảm, trong đó, hầu như không còn túi ni lông”-bà Nõn chia sẻ.
Trao đổi với PV, bà Trần Thị Diệu Lý-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Prông-cho biết: Ngoài thực hiện 2 mô hình trên, thời gian qua, Hội còn triển khai nhiều hoạt động khác để chung tay bảo vệ môi trường như xây dựng 2 CLB “5 không, 3 sạch”, “Con đường phụ nữ tự quản”, “Con đường hoa”, “Hàng rào xanh”... Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên hầu hết các mô hình, CLB đều đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần tạo cho thị trấn không gian thông thoáng và sạch sẽ. Đặc biệt, thông qua các mô hình, CLB nói trên, các hội viên, phụ nữ trên địa bàn đoàn kết hơn và có tinh thần gây quỹ giúp nhau phát triển kinh tế.
Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

An cư sau cuộc đại di dời

An cư sau cuộc đại di dời

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.