Phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 628 nghệ nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành các quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú (NNND, NNƯT) cho 628 nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Trong số này có 547 cá nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian; Ngữ văn dân gian; Tiếng nói, chữ viết; Lễ hội truyền thống.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thanh Vân (TP HCM) với tài nghệ chế tác diều nghệ thuật có tên trong danh sách được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt này. (Ảnh do nghệ nhân cung cấp)
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thanh Vân (TP HCM) với tài nghệ chế tác diều nghệ thuật có tên trong danh sách được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt này. (Ảnh do nghệ nhân cung cấp)


Các nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc có tên trong danh sách gồm: NNƯT Nguyễn Đăng Lưu (Bắc Kạn); NNƯT Nguyễn Văn Cầu (Bắc Ninh), NNƯT Tạ Thị Hình (Bắc Ninh); NNƯT Điểu Nơi (Bơ Pôl) - Đắk Nông; các nghệ nhân của TP Hà Nội: NNƯT Bùi Thế Kiên, Nguyễn Thị Tam, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Lan, Bùi Quốc Thi, Lưu Ngọc Đức, Ngô Văn Đảm, Chu Tiến Công, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hữu Kiêm, Phạm Thị Ánh Tuyết; NNƯT Trần Thị Duyên (bà Đức) - Nam Định; NNƯT Lê Đức Chắn (Quảng Ninh); NNƯT Châu Ôn (Sóc Trăng); NNƯT Lò Văn Lả (Sơn La); NNƯT Nguyễn Thị Hồng Vanh, NNƯT Phạm Thị Tuyết, NNƯT Nguyễn Thanh Vân (TP HCM); NNƯT Tôn Nữ Thị Hà (Tịnh Gia Viên) -Thừa Thiên Huế...

Trong đợt này, có một nghệ nhân được truy tặng danh hiệu NNND là NNƯT Phạm Văn Bảo (Thanh Hóa) - ông là nghệ nhân loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Thủ đô Hà Nội là địa phương có nhiều nghệ nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT nhất trong đợt này, với 54 nghệ nhân ở các loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian.

Theo H.Thuận (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.