Phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vacicne hệ miễn dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 30-3, Bệnh viện Gia An 115 tổ chức Hội thảo “Cập nhật liệu pháp phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vaccine hệ miễn dịch HITV”. Đây là liệu pháp điều trị và hạn chế ung thư tái phát dựa trên nguyên lý miễn dịch tự thân và được kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội điều trị mới cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam trong thời gian tới. 
 Tiến sĩ Kenichiro Hamisu giới thiệu về liệu pháp phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vacicne hệ miễn dịch
Tiến sĩ Kenichiro Hamisu giới thiệu về liệu pháp phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vacicne hệ miễn dịch
Chia sẻ tại Hội thảo Tiến sĩ Kenichiro Hamisu, Viện Điện toán và Ung thư Tokyo (Nhật Bản) cho biết, hệ miễn dịch HITV (Human initiated therapeutic vaccine) là thành tựu đầu tiên trong việc phát triển phương pháp điều trị kết hợp giữa xạ trị và tế bào đuôi gai của Nhật Bản từ năm 2005. Đến nay phạm vi ứng dụng và cách thức điều trị của vaccine này đã được nâng lên tầm cao mới với tỷ lệ chữa khỏi các loại bệnh ung thư ở mức 70%.
Hiện vaccine HITV đã có mặt tại 42 quốc gia trên thế giới và điều trị cho hơn 22.500 người với 28 chứng bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày… Vaccine hệ miễn dịch HITV phát huy tối đa khả năng tự điều trị của cơ thể kết hợp với các phương pháp điều trị đang có sẵn như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để đạt kết quả tối ưu nhất.
Để đạt được mục tiêu điều trị các khối u bằng phương pháp miễn dịch, các bác sĩ điều trị bắt đầu từ việc tạo cho cơ thể người bệnh các kháng nguyên ung thư, sau đó đưa các tế bào đuôi gai vào cơ thể và thúc đẩy việc sản xuất tế bào lympho T ở từng khối u. Những tế bào lympho T này đi vào máu, làm sạch máu bằng cách loại bỏ các tế bào ung thư trong máu và người bệnh sẽ khỏi bệnh (về mặt lý thuyết nếu trong máu không có các tế bào ung thư sẽ không có di căn mới xảy ra). Sau khi chỉ số biểu thị khối u trong máu đã bình thường và xác nhận khối u đã biến mất hoàn toàn sẽ là giai đoạn phòng ngừa tái phát thông qua các tế bào đuôi gai.
Theo Tiến sĩ Kenichiro Hamisu, ưu điểm của việc điều trị bằng HITV là ít tác dụng phụ, thông qua các tế bào miễn dịch giúp ngăn ngừa khả năng tái phát của u và kéo dài thời gian tái phát bằng cách giảm thiểu số lượng khối u di căn mới. Tại Nhật Bản, từ năm 2008 đến nay đã có hơn 1.200 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 70%. Tuy nhiên kết quả trên mỗi bệnh nhân khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều trị sớm hay muộn, số lượng khối u, đường kính khối u…“Chúng tôi kỳ vọng, nếu có thể phát huy hết sức mạnh của hệ miễn dịch kết hợp với các phương pháp trị liệu hiện nay, chúng ta có thể đối phó với những trường hợp khó khăn nhất như ung thư giai đoạn 4 và ung thư tái phát”, Tiến sĩ Kenichiro Hamisu cho hay. 
THÀNH SƠN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).