Phim “Mưa đỏ: Tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ phim “Mưa đỏ” của đạo diễn Đặng Thái Huyền tái hiện 81 ngày đêm bi hùng ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972 vừa đóng máy. Đây là dự án nghệ thuật do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất nhằm hướng đến kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

“Mưa đỏ” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu Lai, khắc họa chân thực và đầy cảm xúc cuộc chiến đấu kiên cường của quân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Minh họa: INT/Nguồn: giaoducvathoidai.vn
Minh họa: INT/Nguồn: giaoducvathoidai.vn

Ngoài ra, bộ phim còn tái hiện cuộc đấu trí cam go trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, tố cáo tội ác chiến tranh, ca ngợi tính chính nghĩa trong hành trình thống nhất đất nước, lòng dũng cảm, sự hy sinh, khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Để tái hiện chân thực những trận chiến cam go tại Thành cổ Quảng Trị, Điện ảnh Quân đội nhân dân đã tiến hành khảo sát hơn 10 tỉnh, thành phố nhằm chọn ra những địa điểm quay phù hợp.

Phim trường được đầu tư xây dựng quy mô. Ảnh: B.H/Nguồn: TNO
Phim trường được đầu tư xây dựng quy mô. Ảnh: B.H/Nguồn: TNO

Đặc biệt, phim trường chính được đầu tư xây dựng ngay tại Quảng Trị với quy mô lớn nhất từ trước đến nay (rộng khoảng 50 ha), mô tả lại những cảnh quan của Thành cổ Quảng Trị của năm 1972-thời điểm diễn ra trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ, với sự phối hợp của các quân, binh chủng trong Quân đội.

Phim trường được phục dựng sát nguyên mẫu với sự tư vấn của các chuyên gia lịch sử, cựu chiến binh, từ kết cấu cổng thành, tường rêu phong cho đến từng viên gạch.

Các cảnh quay được bổ sung bằng vũ khí, phương tiện và trang thiết bị quân sự phù hợp với thời kỳ, mang đến một bức tranh sống động về cuộc chiến khốc liệt của dân tộc.

Phục dựng bối cảnh Khu Nhà chỉ huy. Ảnh: VTV
Phục dựng bối cảnh Khu Nhà chỉ huy. Ảnh: VTV

Không chỉ mang đến những cảnh quay hoành tráng, dữ dội của chiến tranh, “Mưa đỏ” còn hứa hẹn ghi dấu với những phân cảnh đầy xúc động trong hầm mổ hay trạm phẫu tiền phương, tái hiện những khoảnh khắc sinh tử của chiến trường.

Những giọt nước mắt của các nhân vật, nỗi đau khi chứng kiến đồng đội hy sinh đã khắc sâu giá trị của hòa bình và sự hy sinh cao cả của thế hệ cha ông.

Bối cảnh cổng thành Đinh Công Tráng (Thành cổ Quảng Trị). Ảnh/Nguồn: qdnd.vn
Bối cảnh cổng thành Đinh Công Tráng (Thành cổ Quảng Trị). Ảnh/Nguồn: qdnd.vn

Dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 2-9-2025, "Mưa đỏ" không chỉ đơn thuần tái hiện một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc mà còn là lời nhắc nhở thế hệ trẻ về giá trị của hòa bình.

Với quy mô hoành tráng và sự đầu tư công phu về nội dung, hình ảnh lẫn diễn xuất, bộ phim được kỳ vọng sẽ là một tác phẩm điện ảnh ấn tượng, góp phần khẳng định vị thế của điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện.