Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”: Trải nghiệm bổ ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến trẻ em, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I-2023.

Những trải nghiệm thú vị

Tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, tỉnh Gia Lai có 3 đại biểu gồm: A Jắt (lớp 8, Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh), Bùi Thị Anh Thư (lớp 6A1, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa), Trần Anh Kiệt (lớp 10A1, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa). Đây là những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác Đội.

Phấn khởi chia sẻ cảm xúc khi được tham gia phiên họp, em Trần Anh Kiệt cho hay: “Từng theo dõi một phiên họp của Quốc hội qua ti vi nên khi được tham gia phiên họp giả định tại Hội trường Diên Hồng, em rất tự hào. Trước khi tham gia phiên họp, em đã dành thời gian để nghiên cứu về Quốc hội cũng như các chủ đề của phiên họp để có thể đưa ra ý kiến phù hợp”.

Tại phiên họp giả định, Kiệt tham gia thảo luận tổ về vấn đề phòng-chống tai nạn thương tích, bạo lực và xâm hại trẻ em. Đây cũng là vấn đề em quan tâm bởi có khá nhiều vụ việc liên quan đã xảy ra tại tỉnh Gia Lai. Kiệt cho rằng: “Bạo lực, xâm hại trẻ em để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến trẻ em bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Qua thảo luận, em và các đại biểu cho rằng cần trang bị kỹ năng sống để trẻ em biết bảo vệ bản thân; cần có quy định gắn trách nhiệm của cha mẹ vào việc giáo dục và bảo vệ trẻ em; tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em”.

Em Trần Anh Kiệt (bìa phải), Bùi Thị Anh Thư (ở giữa) và A Jắt được tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em". Ảnh: Minh Nhật

Em Trần Anh Kiệt (bìa phải), Bùi Thị Anh Thư (ở giữa) và A Jắt được tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em". Ảnh: Minh Nhật

Còn em Bùi Thị Anh Thư thì cho rằng: “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và phòng-chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em là những vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ hết “nóng”, rất cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội”.

Trong phần thảo luận tổ tại phiên họp giả định, Thư đã nêu giải pháp để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thư cho biết: “Hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh và mạng xã hội từ sớm, đôi khi truy cập những ứng dụng không phù hợp hoặc bị bạo lực mạng. Em đã đề xuất có thêm những quy định nghiêm ngặt hơn để xử lý những trường hợp gây rối trên không gian mạng. Đồng thời, các liên đội cần xây dựng các Fanpage phù hợp, định hướng cho trẻ em truy cập”.

Cảm thấy vinh dự và nhận thức rõ trách nhiệm lớn lao của mình khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, em A Jắt chia sẻ: “Trước khi tham gia phiên họp giả định, em chưa hiểu rõ về vai trò, vị trí và cách thức hoạt động của một phiên họp Quốc hội. Trải nghiệm làm đại biểu Quốc hội lần này đã mang lại cho em nhiều kiến thức, sự tự tin và học hỏi được nhiều kỹ năng điều hành từ các bạn thiếu nhi trong toàn quốc. Em và các bạn còn được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn; tham quan Bảo tàng Quốc hội”.

Cơ hội để trẻ em nói về trẻ em

Tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” có 263 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Phiên họp được tổ chức với 2 nội dung chính: bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; phòng-chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em. Các em đã được đóng vai Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, các bộ trưởng, đại biểu Quốc hội và cho ý kiến, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến nội dung của phiên họp. Phiên họp giả định đã đưa ra nghị quyết và được gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan làm cơ sở để nghiên cứu, ban hành những chính sách, pháp luật về các vấn đề liên quan tới trẻ em.

Các em thiếu nhi được Hội đồng Đội tỉnh tập huấn trước khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”. Ảnh: M.N

Các em thiếu nhi được Hội đồng Đội tỉnh tập huấn trước khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”. Ảnh: M.N

Trước khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Hội đồng Đội tỉnh đã tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng để 3 đại biểu tự tin, nắm vững kiến thức liên quan. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương đã chia sẻ với các đại biểu về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; thông tin về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; hướng dẫn kỹ năng lắng nghe, tổng hợp, trình bày ý kiến tại phiên họp Quốc hội. Đồng thời, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã giải đáp một số thắc mắc của các em trong quá trình tham gia phiên họp Quốc hội giả định.

Trao đổi với P.V, anh Đỗ Duy Nam-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh-cho biết: “Thông qua phiên họp giả định, trẻ em được trải nghiệm, tìm hiểu bộ máy cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội; khẳng định sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Qua phiên họp, các em có cơ hội phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến, quan điểm, nhận thức và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến trẻ em”.

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 7, khóa XII, anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh, việc sơ kết 10 năm triển khai chỉ thị về Chỉ thị số 42- CT/TW là nội dung quan trọng, không chỉ tổng kết một giai đoạn mà còn định hướng cả một chặng đường dài trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Tỉnh Đoàn Gia Lai tập huấn chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi” cho các đội hình tình nguyện

Tỉnh Đoàn Gia Lai tập huấn chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi” cho các đội hình tình nguyện

(GLO)- Sáng 18-6, Tỉnh Đoàn Gia Lai tập huấn chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi” năm 2025. Tham dự chương trình có Thường trực Tỉnh Đoàn, đại diện các Huyện Đoàn, Thị Đoàn, Thành Đoàn; đội trưởng, đội phó các đội hình tình nguyện trên địa bàn tỉnh.

Khen thưởng 10 công dân trẻ tiêu biểu năm 2024

Khen thưởng 10 công dân trẻ tiêu biểu năm 2024

(GLO)- Chiều 17-6, Tỉnh đoàn Gia Lai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh đoàn lần thứ 19 (mở rộng), khoá XV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đồng chí Hà Thị Giang Thảo- Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Gia Lai chủ trì Hội nghị.

Thực hiện nghiêm chủ trương về sắp xếp tổ chức và hoạt động của Đoàn các cấp

Thực hiện nghiêm chủ trương về sắp xếp tổ chức và hoạt động của Đoàn các cấp

Thực hiện các quy định của Đoàn về sắp xếp tổ chức và hoạt động; triển khai hiệu quả Chiến dịch tình nguyện Hè 2025, đẩy mạnh chủ trương “3 liên kết”, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện... là những nội dung trọng tâm được T.Ư Đoàn yêu cầu trong thời gian tới.

Đồng hành cùng sĩ tử

Đồng hành cùng sĩ tử

(GLO)- Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra. Nhằm đồng hành cùng các sĩ tử trước kỳ “vượt vũ môn”, nhiều hoạt động “Tiếp sức mùa thi” đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

null