(GLO)- Ngày 1-8, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 455/QĐ-UBND phê duyệt danh mục dự án thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm 2023.
Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt danh mục 3 dự án thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm 2023.
Cụ thể: Dự án hỗ trợ xây dựng 41 bảng chỉ dẫn tại các điểm du lịch gồm: huyện Chư Păh có 4 bảng tại các điểm: Núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya), Di tích Suối đá cổ Ia Ly (thị trấn Ia Ly) và xã Ia Phí, Di tích thác Bà (xã Nghĩa Hòa); huyện Đak Đoa có 10 bảng tại các điểm: Hồ Ia Băng, ruộng bậc thang (xã Hnol), ruộng bậc thang và thác Đôi (xã Trang); huyện Đak Pơ có 9 bảng tại các điểm: Di tích Bia ký Chăm Pa và Di tích Hòn đá Ông Nhạc; huyện Mang Yang có 10 bảng tại các điểm: làng Đê Kjêng (xã Ayun) và làng Pyâu (xã Lơ Pang).
Dự án hỗ trợ đặt biển chỉ dẫn tại điểm suối đá cổ Ia Ly để du khách dễ tìm tới điểm du lịch này hơn. Ảnh nguồn internet
Dự án hỗ trợ trang thiết bị, kệ tủ trưng bày sản phẩm tại: Nhà trưng bày các sản phẩm truyền thống (làng Kép, xã la Mơ Nông, huyện Chư Păh), Nhà trưng bày các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống (xã Glar, huyện Đak Đoa), Nhà sinh hoạt cộng đồng (làng Pyâu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang).
Dự án hỗ trợ xây dựng 4 nhà vệ sinh công cộng tại làng Pyâu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang.
Tại quyết định, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đề xuất phương án phân bổ kinh phí thực hiện cho các địa phương, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Việc triển khai các dự án thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo danh mục được phê duyệt yêu cầu phải đảm bảo mỹ quan, kiến trúc văn hóa phù hợp phong tục tập quán của từng địa phương.
Hình ảnh thiết kế được lấy cảm hứng từ chiếc đó dùng để đánh bắt cá của người dân Việt Nam, nhà hát Đó, TP Nha Trang đi vào hoạt động vào tháng 4 vừa qua đang trở thành điểm đến mới - độc - lạ - đẹp, hấp dẫn khách du lịch ghé thăm.
(GLO)- Bên cạnh những “lá phổi xanh” tấp nập người dân tới lui thì một số công viên, hoa viên lại rơi vào tình cảnh bị lãng quên dù ở ngay trong lòng TP. Pleiku. Không người tới lui, các hoa viên càng trở nên xuống cấp, hư hỏng.
Lễ hội Khinh khí cầu Taunggyi kèm theo những màn trình diễn pháo hoa là lễ hội nổi bật nhất trong mùa Lễ hội Ánh sáng (hay còn gọi là Lễ hội Tazaungdaing) ở Myanmar.
Cung trekkking (đi bộ đường dài) Kashmir Great Lakes đưa du khách đi qua 3 đèo cao hơn 4.000m, các hồ nước, đồng cỏ xanh mướt và những loài hoa dại trải thảm dưới chân.
(GLO)- Tôi yêu những dòng sông, khi băng trên những con đường hun hút chênh vênh, khi ra Bắc vào Nam, dù ngược hay xuôi, từ trên cao nhìn xuống hay đứng phóng tầm mắt ra xa, những dòng sông lấp lóa nắng trưa, những dòng ngược xuôi luênh loáng ráng chiều, thấy thiết tha niềm thương mến trôi xa. Những dòng sông không trở lại, như thôi thúc ta tìm kiếm một điểm dừng.
(GLO)- Nhìn từ trên cao, Pleiku có địa hình giống như những chiếc bát úp-ngửa. Địa hình đặc thù này đã giúp Phố núi sở hữu những con dốc cao-thấp được kiến tạo tự nhiên của vùng đất trầm tích núi lửa hình thành trong hàng triệu năm. Bên cạnh những con dốc lớn đã được biết tới nhiều như Hội Phú, Diệp Kính, Nguyễn Tất Thành… thì còn có nhiều con dốc nhỏ đầy thú vị, đáng yêu khác nằm trong lòng Phố núi.
Thông tấn xã Yonhap nhận định, so với Đà Nẵng hay Hạ Long là những điểm đến nổi tiếng với khách Hàn Quốc, Phú Quốc vẫn còn là thiên đường nghỉ dưỡng ít người biết và được ví như Maldives của Việt Nam.
Chỉ cách TP.HCM khoảng 2 giờ đi xe, Suối Trúc là điểm đến quen thuộc với người dân tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. Nơi này có không gian xanh mát, dòng suối trong chảy giữa rừng trúc tự nhiên thơ mộng.
Hướng đến phát triển đúng hướng và bền vững, Sa Pa cần tiếp tục gìn giữ bản sắc riêng với giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa đặc sắc để làm cầu nối giữa khu vực, Việt Nam và quốc tế.
(GLO)- Xã hội cổ truyền của người Tây Nguyên không có khái niệm chợ, họ chỉ có phương thức chủ yếu là trao đổi hàng hóa. Nhưng bây giờ đến Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), du khách rất dễ bắt gặp những ngôi “chợ trời”-chợ nhóm họp ngoài trời của người bản địa.
Thời điểm chuyển từ hè sang thu là khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện những chuyến đi xa bởi thời tiết dễ chịu, du lịch đã qua mùa cao điểm, nhiều lễ hội văn hóa hấp dẫn được tổ chức. Chuyên trang du lịch The Travel của Canada hôm 18/9 đề xuất 10 điểm đến ở châu Á chưa được biết tới nhiều vào mùa thu đang chờ đợi du khách khám phá, trong đó có 2 điểm đến của Việt Nam là Sa Pa và Cần Thơ.
Sau 10 năm chuẩn bị, quần đảo Cát Bà, H.Cát Hải (TP.Hải Phòng) chính thức được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà, ngày 16.9.2023.
(GLO)- Nhắc đến “mùa nước nổi”, ta thường nghĩ về hiện tượng thú vị ở miền Tây Nam Bộ. Nhưng có lẽ ít người biết rằng, ở thung lũng Ia Nung (gồm các tổ 1, 2, 12, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), cứ vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm, cũng có một mùa nước nổi mênh mang sóng nước.
Sáng 21.9, tàu du lịch cao cấp Spectrum Of The Sea (quốc tịch Cyprus) đi từ Singapore đã cập cảng Nha Trang. Tàu chở 4.000 khách đến từ các quốc gia như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore....
(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.
Việt Nam hiện đứng đầu danh sách điểm đến được du khách châu Á-Thái Bình Dương ưu tiên bay đến và trở thành điểm đến quốc tế được ưu tiên hàng đầu của nhiều thị trường du khách quốc tế.