Phát huy truyền thống, xây dựng ngành Kế hoạch và Đầu tư vững mạnh toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng chung dòng chảy lịch sử 70 năm ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết-tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay), sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh được thành lập. Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
 

 

Nhìn lại những năm đầu sau giải phóng, nền kinh tế của tỉnh Gia Lai lúc bấy giờ có xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự cung tự cấp, cơ sở công nghiệp hầu như chưa có gì, hệ thống dịch vụ chủ yếu phục vụ cho bộ máy chiến tranh. Toàn tỉnh có hơn 50 vạn người phải cứu đói, 95% dân số mù chữ, cơ sở vật chất, kỹ thuật thấp kém, tình hình an ninh chính trị phức tạp, sản xuất công nghiệp hầu như không có gì, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu nhưng trình độ và phương thức sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch còn thiếu và chưa có kinh nghiệm với công tác kế hoạch hóa.

Trước yêu cầu đó, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng khi đất nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Gia Lai đã có những nỗ lực để phát huy nội lực, cùng với các thành phần kinh tế đã tạo ra sức sản xuất mới. Trong công tác quản lý xây dựng kế hoạch, đội ngũ cán bộ của ngành cũng đã đổi mới tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tiếp cận nhanh với yêu cầu cuộc sống. Dưới sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, đồng thời có sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tiến hành hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để phục vụ cho phát triển của tỉnh nhà qua từng giai đoạn.

Nhìn lại chặng đường 40 năm qua, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã có những bước tiến quan trọng, kịp thời đáp ứng được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho trong từng thời kỳ, “kế hoạch là cương lĩnh thứ hai của Đảng”. Trong đó, ngành Kế hoạch và Đầu tư với nhiệm vụ phải luôn đi trước thời gian, vượt lên những bề bộn của thực tại để sớm nhận định, đánh giá, dự báo, hoạch định các chiến lược và kế hoạch cho dài hạn, trung hạn và hàng năm. Đồng thời, ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan đầu mối, đi đầu trong mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, xúc tiến mời gọi đầu tư, không ngừng cải cách thủ tục hành chính và cải cách chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư.

 

 

Đáng chú ý là trong giai đoạn 1991-1995, ngành đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến 2010. Đến giai đoạn 1996-2000 dựa trên quy hoạch tổng thể đến 2010, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế của tỉnh. Từ đó quy mô đầu tư của toàn xã hội tăng nhanh. Nhiều công trình lớn được đầu tư và phát huy hiệu quả như: thủy điện Ia Ly, thủy lợi Ayun Hạ; diện tích các cây công nghiệp dài ngày phát triển mạnh; hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung lớn. Đây là thời kỳ tỉnh đã khẳng định được và phát huy các thế mạnh của địa phương một cách rõ nét, các tiềm năng đã được khai thác có hiệu quả, tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới và giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân.

Giai đoạn 2001-2005, mặc dù tình hình lúc bấy giờ có nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng-an ninh được củng cố, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 11,1%/năm. Đến giai đoạn 2006-2010, tính theo giá so sánh 1994 thì tốc độ tăng bình quân đạt 13,6%/năm. Và đến cuối năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn giữ ổn định trên 12,81%/năm, tính theo phương pháp mới (giá so sánh 2010) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân GRDP đạt 7,05%, GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm.

 

 

Toàn tỉnh hiện có 38.000 ha mía gắn với 2 nhà máy chế biến đường có tổng công suất 18.000 tấn mía cây/ngày; cây bắp phát triển tập trung với diện tích 52.650 ha/năm, sản lượng đạt hơn 225.180 tấn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trong tỉnh và khu vực; cây mì phát triển với diện tích 61.000 ha, cung cấp nguyên liệu cho 4 nhà máy chế biến mì trên địa bàn tỉnh với tổng công suất 66.000 tấn sản phẩm tinh bột mì/năm; cây cao su với diện tích 103.000 ha, cung cấp nguyên liệu cho 6 nhà máy chế biến với công suất 100.000 tấn sản phẩm/năm; cây cà phê phát triển với diện tích 79.000 ha, cung cấp nguyên liệu cho 21 cơ sở chế biến cà phê bột và cà phê nhân; cây hồ tiêu hơn 13.600 ha, cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, gắn với thương hiệu hồ tiêu Chư Sê; cây chè 860 ha cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến với công suất 5.500 tấn/năm; cây điều 17.000 ha, cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy với công suất 20.000 tấn/năm...
 

Với những kết quả và thành tích đạt được, tập thể cán bộ công chức, viên chức ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh.

Không những thế, trong lĩnh vực chăn nuôi, Gia Lai đang hướng đến chế biến sản phẩm gia súc tập trung, trong đó nổi bật là dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai với tổng vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất chế biến sữa của Công ty Thực phẩm Nutifood, vốn đầu tư giai đoạn đầu 300 tỷ đồng với công suất 110 triệu lít sữa tươi/năm. Đồng thời, các ngành dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, khoa học công nghệ... phát triển cả về cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ, hệ thống phân phối hàng hóa, giao thông, thông tin liên lạc thông suốt từ trung tâm thành phố, thị xã đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Những thành quả trên, trước hết là nhờ có đường lối sáng suốt của Đảng, sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương đối với tỉnh; đó là kết quả từ truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc Gia Lai trong việc thực hiện đường lối của Đảng, đặc biệt là trong 3 thập kỷ đổi mới, trong đó có sự đóng góp của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, lĩnh vực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời gian tới, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (2016-2020), ngành tiếp tục triển khai xây dựng với mục tiêu: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng trong các ngành; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ làm nền tảng phát triển các ngành theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Phát triển văn hóa-xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng-chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Hồ Phước Thành

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm