Phát hiện thời gian ủ bệnh COVID-19 có thể "lâu hơn mặc định"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể lâu hơn so với hiểu biết ban đầu, theo nghiên cứu mới về COVID-19 liên quan tới người dân ở Vũ Hán, thành phố miền trung Trung Quốc.

 
Thời gian ủ bệnh COVID-19 có thể lâu hơn, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Thời gian ủ bệnh COVID-19 có thể lâu hơn, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.


Các nhà nghiên cứu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng, thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 có thể cao hơn nhiều so với mặc định của giới chức y tế, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) thông tin.

Trước đó, thời gian ủ bệnh COVID-19 theo mặc định của giới chức y tế là khoảng 5 ngày và nhiều nhất là 2 tuần.

Nghiên cứu sử dụng mô hình xác suất và dữ liệu lâm sàng của hơn 1.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 rời Vũ Hán, nơi virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên, trước khi thành phố phong tỏa ngày 23.1.

Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, thời gian ủ bệnh trung bình là 8,29 ngày, thay vì trung bình 5 ngày như nhiều nghiên cứu trước đó.

"Hiểu biết chính xác về thời gian ủ bệnh giúp điều chỉnh phương án cách ly tối ưu cho kiểm soát dịch bệnh, đồng thời rất cần thiết trong điều tra cơ chế lây truyền và phát triển các biện pháp điều trị" - các nhà nghiên cứu cho hay.

Theo các nhà nghiên cứu, dù thời gian ủ bệnh rất quan trọng nhưng thường bị đánh giá chưa đúng mức do dữ liệu hạn chế.

Nghiên cứu mới về thời gian ủ bệnh COVID-19 được xuất bản trên tạp chí Science Advances của Mỹ hôm 7.8 ủng hộ nhận định rằng, thời gian ủ bệnh của đại dịch toàn cầu này không dài hơn 14 ngày. Đây cũng là thời gian cách ly điển hình của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu ước tính, chỉ 10% mọi người có thể phát các triệu chứng hơn 2 tuần sau khi bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý, vì phát hiện của họ dựa trên các ca COVID-19 từ đầu năm nên kết quả nghiên cứu có thể không áp dụng với các ca muộn hơn nếu virus SARS-CoV-2 đã đột biến.

 

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-thoi-gian-u-benh-covid-19-co-the-lau-hon-mac-dinh-826580.ldo

Theo Thanh Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.