Phát hiện ngôi mộ cổ có từ 1.400 năm trước ở Hà Tĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 2.12, ông Đậu Khoa Toàn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết sáng cùng ngày trong lúc thi công kênh mương thủy lợi tại cánh đồng thuộc thôn 4, xã Xuân Hồng (H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh), một số công nhân phát hiện ngôi mộ cổ nằm sâu dưới lòng đất, nên báo chính quyền địa phương.

Ngôi mộ vừa được phát hiện tại Hà Tĩnh - ẢNH: TÂN KỲ
Ngôi mộ vừa được phát hiện tại Hà Tĩnh - ẢNH: TÂN KỲ


Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Hà Tĩnh đã đến hiện trường kiểm tra. Qua thám sát, ngôi mộ này dài 4 m, rộng 1 m và cao 1,2 m. Mộ được thiết kế theo dạng hình vòm cuốn, được ghép từ các viên gạch nung có kích thước khác nhau. Đặc biệt, hình dạng viên gạch được thiết kế theo kiểu khối hộp hình vuông hoặc múi bưởi. Bước đầu, các nhà nghiên cứu kết luận đây là ngôi mộ thời Hán, có niên đại cách đây hơn 1.400 năm.

Hiện Bảo tàng Hà Tĩnh đang lên phương án khai quật và tiến hành các bước thẩm định để xác định chính xác niên đại của ngôi mộ cổ này. Theo ông Toàn, loại hình mộ cổ nói trên từng được phát hiện ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân… Việc phát hiện các ngôi mộ cổ đã tạo điều kiện cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu sâu hơn về việc mai táng của người Việt cổ trước đây.

Theo Phạm Đức (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null