Ông Trump được điều trị COVID-19 ra sao mà hồi phục thần tốc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc điều trị COVID-19 cho Tổng thống Donald Trump khác xa với những gì hầu hết bệnh nhân nhận được.

 Tổng thống Donald Trump tháo khẩu trang sau khi xuất viện trở về Nhà Trắng hôm 5.10. Ảnh: AFP
Tổng thống Donald Trump tháo khẩu trang sau khi xuất viện trở về Nhà Trắng hôm 5.10. Ảnh: AFP


Tổng thống Donald Trump nhận được nhiều sự quan tâm và chăm sóc tốt nhất có thể nhưng một số phương pháp điều trị COVID-19 cho tổng thống không có sẵn cho công chúng - CNN đưa tin.

Trước khi nhập viện vào ngày 2.10, ông Donald Trump đã nhận được liệu pháp kháng thể thử nghiệm của Regeneron - có thể làm giảm mức độ virus và đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong một thử nghiệm với 275 bệnh nhân.

Nhưng việc điều trị vẫn chưa nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Công ty công nghệ sinh học Regeneron cho biết họ đã cung cấp loại thuốc này sau khi nhận được yêu cầu “thông cảm cho sử dụng” từ các bác sĩ của ông Donald Trump.

Đối với hầu hết mọi người, "tiếp cận với các loại thuốc chưa được phê duyệt thông qua một yêu cầu thông cảm cho sử dụng có thể là một quá trình lâu dài và đầy thử thách", tổ chức phi lợi nhuận Mayo Clinic cho biết, đồng thời liệt kê một loạt các yêu cầu mà hầu hết bệnh nhân cần đáp ứng.

Nhưng Tổng thống Donald Trump đã được điều trị vào ngày 2.10, chỉ một ngày sau khi ông có kết quả dương tính với COVID-19, theo thư ký báo chí Nhà Trắng và bác sĩ của ông Donald Trump.

"Tất nhiên, đây là Tổng thống Mỹ. Ông ấy sẽ được điều trị bằng những biện pháp tốt nhất, cung cấp tất cả những gì có - cho dù nó có được phép sử dụng khẩn cấp hay không, trong trường hợp điều trị bằng kháng thể", bác sĩ dịch tễ học Seema Yasmin cho biết.


 

Tổng thống Donald Trump rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed hôm 5.10 để về Nhà Trắng. Ảnh: AP
Tổng thống Donald Trump rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed hôm 5.10 để về Nhà Trắng. Ảnh: AP



Ngoài liệu pháp kháng thể thử nghiệm, ông Donald Trump cũng được cho dùng remdesivir và dexamethasone.

Tiến sĩ Jonathan Reiner, giáo sư y khoa tại Đại học George Washington cho biết: “Tổng thống có thể là bệnh nhân duy nhất trên hành tinh từng nhận được sự kết hợp đặc biệt của 3 loại thuốc này”.

Remdesivir chưa nhận được sự chấp thuận của FDA để điều trị COVID-19, nhưng nó đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ cơ quan này.

Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng liệu trình 5 ngày của remdesivir có thể tăng tốc thời gian phục hồi ở một số bệnh nhân. Nhưng thuốc kháng virus này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như thiếu máu, nhiễm độc gan và thận.

Remdesivir được sử dụng qua đường tĩnh mạch, vì vậy bệnh nhân thường phải nhập viện khi dùng liệu trình 5 ngày.

Nhưng các bác sĩ đã cho Tổng thống Donald Trump xuất viện vào tối 5.10 để kết thúc quá trình điều trị. Ông Donald Trump có một đội ngũ y tế ở Nhà Trắng "nơi ông ấy sẽ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới” - bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley nói.

Tổng thống cũng đã được điều trị bằng dexamethasone, một loại corticosteroid giá rẻ và được bán rộng rãi có thể giảm viêm. Nhưng nó cũng ức chế hệ thống miễn dịch, vì vậy nó thường không được khuyến cáo cho bệnh nhân COVID-19 trừ khi tình hình nghiêm trọng. Một số bệnh nhân dùng dexamethasone vẫn chết sau đó chưa đầy một tháng, tiến sĩ Reiner nói.

Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump được xét nghiệm liên tục. "Tổng thống là người được xét nghiệm nhiều nhất ở Mỹ", Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói.

Bác sĩ Conley cho biết, bệnh nhân của ông đủ khỏe để rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed vào tối 5.10 nhưng ông thừa nhận rằng ông vẫn lo ngại về khả năng đảo ngược tình trạng của Tổng thống.

"Đó là lý do tại sao tất cả chúng tôi vẫn lạc quan một cách thận trọng và đề phòng, bởi vì chúng tôi đang ở trong một lãnh thổ chưa được khám phá khi nói đến một bệnh nhân đã nhận được các liệu pháp rất sớm mà chưa được cấp phép trong quá trình chữa trị” - bác sĩ Conley nói.


Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.

Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone – Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông rồi cài đặt.

Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người!

https://laodong.vn/the-gioi/ong-trump-duoc-dieu-tri-covid-19-ra-sao-ma-hoi-phuc-than-toc-842232.ldo



Theo NGỌC VÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.