“Nuôi heo đất” hình thành thói quen tiết kiệm cho phụ nữ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù mới triển khai được thời gian ngắn, nhưng mô hình “Nuôi heo đất” đã góp phần giúp hội viên phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tân An (huyện Đak Pơ) hình thành được thói quen tiết kiệm để từng bước cải thiện cuộc sống.

Bà Bùi Thị Hồng Thắm-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Tân An-cho biết: Mô hình “Nuôi heo đất” được triển khai từ tháng 6-2024. Ban đầu, Chi hội phụ nữ thôn Tân Tụ và thôn Tư Lương được chọn làm điểm và đến nay đã nhân rộng ra tại 8/10 chi hội với 365 hội viên tham gia. Điểm đặc biệt của mô hình "Nuôi heo đất" là Hội huy động những hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tự tiết kiệm chi tiêu để có tiền tích lũy phục vụ cuộc sống và đầu tư sản xuất. Để mô hình hoạt động hiệu quả, Hội đã mua heo đất tặng cho các hội viên, phụ nữ; đồng thời, phối hợp với các chi hội hướng dẫn hội viên cách tiết kiệm; kiểm soát không để hội viên khui heo tự phát mà lựa chọn một dịp lễ phù hợp để cùng khui heo trước sự chứng kiến của toàn thể hội viên, phụ nữ.

hoi-lhpn-xa-tang-heo-dat-cho-cac-hoi-vien-ngheo-co-hoan-canh-kho-khan-anh-do-nhan-vat-cung-cap.jpg
Hội LHPN xã tặng heo đất cho các hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. nh An Tân

Đề cập đến hiệu quả của mô hình, bà Nguyễn Thị Hiệp-Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tư Lương-cho biết: Tham gia mô hình, chi hội hướng dẫn các hội viên, phụ nữ tiết kiệm bằng các hình thức như: Tiết kiệm tiền đi chợ hàng ngày; từ bán các vỏ lon bia, chai nhựa phát sinh trong sinh hoạt; từ lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh... Trong đợt 1 (từ tháng 6 đến 10-2024), 25 hộ hội viên, phụ nữ tham gia mô hình đã tiết kiệm được 70,3 triệu đồng. Từ số tiền này, nhiều hộ hội viên, phụ nữ đã mua sắm đồ dùng học tập cho con, đồ dùng sinh hoạt hoặc mua hạt giống, phân bón để tái đầu tư sản xuất.

Bà Lê Thị Lập (thôn Tư Lương) phấn khởi cho hay: Hàng ngày, tôi buôn bán các mặt hàng thực phẩm trước cổng nhà. Từ khi tham gia mô hình, mỗi ngày, tôi trích từ 20-200 ngàn đồng tiền lợi nhuận để bỏ vào heo đất. Kết thúc đợt 1 vào tháng 10-2024 vừa qua, tôi thu được hơn 16 triệu đồng. Nhờ đó, tôi thêm vào số vốn để nhập thêm hàng mở rộng kinh doanh.

Ngoài mô hình “Nuôi heo đất”, Hội LHPN xã Tân An còn triển khai nhiều mô hình, hoạt động gây quỹ để hỗ trợ hội viên, phụ nữ vay vốn không tính lãi, tặng sinh kế, tặng quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn như: “Tổ tiết kiệm tại chỗ”, "Hũ gạo tiết kiệm”, “Mái ấm tình thương” “Trách nhiệm cộng đồng”... Riêng năm 2024, từ các mô hình này, Hội đã tặng quà, tạo sinh kế, tặng đồ dùng học tập…trị giá hơn 230 triệu đồng cho người dân trên địa bàn.

Tương tự, bà Võ Thị Lang (63 tuổi, cùng thôn) cũng phấn khởi thông tin: Do tuổi cao, tôi không lao động sản xuất nữa mà ở nhà trông cháu cho các con đi làm. Hàng ngày, tôi đều được các con phụ tiền chi tiêu ăn uống. Từ khi tham gia mô hình “Nuôi heo đất”, ngày nào tôi cũng tiết kiệm được từ 100-200 ngàn đồng. Ngoài ra, tôi còn thu gom các vỏ lon bia, chai nhựa đựng nước bán để lấy tiền tiết kiệm. Đợt vừa rồi, tôi tiết kiệm được tổng cộng 21 triệu đồng và hiện tôi đã bỏ vào sổ tiết kiệm để phòng khi đau ốm”.

Tại thôn Tân Tụ, hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn cũng rất nhiệt tình tham gia mô hình "Nuôi heo đất". Bà Biện Thị Thịnh-Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tân Tụ-chia sẻ: Từ khi mô hình được triển khai, đến nay đã có 80 hội viên của Chi hội được tặng heo đất. Trong đó, có 50 hội viên tham gia đợt 1 và đợt 2 đã tiến hành khui heo được hơn 50 triệu đồng. “Đặc thù hội viên của thôn canh tác rau màu nên hàng ngày hay có các khoản thu nhỏ lẻ từ bán sản phẩm. Nhờ triển khai mô hình này, các hội viên tiết kiệm được kinh phí để tái đầu tư hoặc chi tiêu cho các công việc quan trọng của gia đình. Vì thế, các hộ rất tích cực hưởng ứng tham gia mô hình”-bà Thịnh khẳng định.

can-bo-hoi-vien-phu-nu-thon-tu-luong-phan-khoi-khi-mo-hinh-nuoi-heo-dat-duoc-trien-khai-anh-nhat-hao.jpg
Cán bộ, hội viên phụ nữ thôn Tư Lương phấn khởi khi mô hình "Nuôi heo đất" được triển khai đạt hiệu quả. Ảnh: Nhật Hào

Chủ tịch Hội LHPN xã Tân An cho biết thêm: Toàn xã hiện có 10 thôn với tổng số 3.458 hội viên, trong đó, có 20 hội viên nghèo và nhiều hội viên còn có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình “Nuôi heo đất” để hội viên thực hiện tốt việc tiết kiệm chi tiêu nhằm có nguồn tiền phục vụ các công việc quan trọng của gia đình cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Hội tiếp tục duy trì các mô hình, hoạt động gây quỹ khác đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua nhằm góp phần đưa phong trào thực hành tiết kiệm đi vào đời sống sinh hoạt hàng ngày của từng hội viên, phụ nữ nhằm giúp đỡ các hội viên, phụ nữ nghèo, khó khăn có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất, từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Kết nối lòng nhân ái

Kết nối lòng nhân ái

(GLO)- Chương trình “Tiếng gọi yêu thương” vừa được nhóm thiện nguyện Đak Đoa-Mang Yang tổ chức vào tối 17-5 tại Công viên Đồng Xanh (xã An Phú, TP. Pleiku) nhằm vận động nguồn lực, trao tiền hỗ trợ cho 7 thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

Xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

(GLO)- Tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025, tỉnh Gia Lai vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi được tuyên dương. Hành trình ý nghĩa tại Thủ đô Hà Nội không chỉ để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ, mà còn tiếp thêm động lực để các em tiếp tục nỗ lực trong học tập, rèn luyện.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã thay đổi tư duy sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản. Cơ sở sản xuất cà phê đặc sản Pure coffee (tổ 5, thị trấn Chư Sê) của gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng là một ví dụ điển hình.

Tuổi trẻ học và làm theo gương Bác

Tuổi trẻ học và làm theo gương Bác

(GLO)- Sáng 14-5, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2025 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Kpuih HMin: Tuổi trẻ thì phải xung kích

Kpuih HMin: Tuổi trẻ thì phải xung kích

(GLO)- “Tuổi trẻ thì phải xung kích trong mọi hoạt động, trước hết là thực hiện tốt việc chăm sóc vườn cây, khai thác đúng quy trình kỹ thuật để đạt năng suất cao”. Đó là chia sẻ của anh Kpuih HMin (SN 1997, Bí thư Chi Đoàn 18, Đội cao su Hòa Bình, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông).

Tuổi trẻ ngành điện Gia Lai xung kích tình nguyện vì cộng đồng

Tuổi trẻ ngành điện Gia Lai xung kích tình nguyện vì cộng đồng

(GLO)- Với khẩu hiệu “Tuổi trẻ GLPC trao nguồn sáng-Gửi yêu thương”, Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Gia Lai đã và đang khẳng định tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng bằng những công trình, phần việc thiết thực, mang nguồn điện an toàn đến từng buôn làng, từng ngôi nhà ở vùng khó.

Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bơi cơ bản cho 53 em thiếu nhi khó khăn

Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bơi cơ bản cho 53 em thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Sáng 11-5, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Bơi thanh thiếu nhi Gia Lai tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bơi cơ bản miễn phí cho 53 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Pleiku và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh.