Nóng rực Iran, căng thẳng Trung Quốc, Donald Trump đẩy vàng lên đỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vàng đang vào một “cơn bão hoàn hảo” và có thể còn tăng mạnh từ mức cao vừa thiết lập. Những bất ổn giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như ở Trung Đông không dễ tan biến khi mà ông Donald Trump ở trong cuộc đua kéo dài 18 tháng.
Tăng dồn dập
Phần lớn trong phiên giao dịch ngày 21/6, thị trường châu Á chứng kiến một đợt tăng hiếm thấy của giá vàng. Lần đầu tiên trong 6 năm qua, mặt hàng kim loại quý bứt phá vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce, giá vàng trong nước cũng lên trên ngưỡng 39 triệu đồng/lượng.
Tính trong 1 tháng, giá vàng thế giới tăng thêm hơn 10% còn vàng thế giới cũng kịp tăng thêm 2,65 triệu đồng/lượng vỏn vẹn trong 3 tuần.
Cú bứt phá ngoạn mục của giá vàng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang tại khu vực Trung Đông lên sát ngưỡng một cuộc chiến tranh, trong khi nước Mỹ vừa phát đi tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại có thể kéo dài với Trung Quốc.
Chia sẻ trên Kitco, Phil Streible, chiến lược gia thị trường cao cấp của RJO Futures cho rằng, giá vàng có thể vẫn sẽ lên cao hơn so với mức hiện tại sau khi phá vỡ ngưỡng 1.400 USD/ounce.
Theo đó, nhiều người tham gia bán khống vàng trước đó sẽ bỏ cuộc khi giá vượt ngưỡng cản tâm lý quan trọng 1.400 USD/ounce nói trên. Và do vậy, khó có thể nói rằng vàng có thể sẽ lên cao tới mức nào sau khi vượt ngưỡng này.
Theo Streible, diễn biến giống như một “cơn bão hoàn hảo” đang nổi lên với những rủi ro địa chính trị gia tăng và cùng với đó là những lời lẽ theo chiều hướng nới lỏng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu. 
Vàng được dự báo tăng mạnh.
Vàng được dự báo tăng mạnh.
Gần đây, nhiều dự báo cho rằng, sau khi vượt mốc 1.300 USD/ounce, vàng sẽ bước vào thị trường tăng giá (thị trường con bò - bull market). Điều này nhiều khả năng thúc đẩy nhu cầu vàng gia tăng đồng thời kích hoạt các lệnh mua tự động trong dài hạn.
Trong 5 tháng đầu năm, có một thực tế là, có nhiều “tay chơi” lớn dồn dập vào thị trường vàng. Đó là ngân hàng trung ương của nhiều nước như Trung Quốc, Nga, Kazakhstan…. Những nước này gần đây ồ ạt mua vàng nhằm giảm tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng đồng USD nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của đồng bạc xanh.
Cũng trên Kitco, một số dự báo từ các chuyên gia vàng hàng đầu trên thế giới cho rằng, năm 2019 sẽ chứng kiến sự khởi đầu của một chu kỳ tăng giá mới của mặt hàng này. Vàng sẽ tăng giá khoảng 22%, vượt mọi loại tài sản khác và lên 1.500 USD/ounce (khoảng 42 triệu đồng/lượng). Chu kỳ tăng giá lần này có thể đạt đỉnh 1.900 USD/ounce (khoảng 53 triệu đồng/lượng), nhưng sẽ xảy ra sau năm nay
Donald Trump cứng rắn, “bão” vàng mới chỉ bắt đầu
Sở dĩ ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) thay đổi lập trường về chính sách tiền tệ theo hướng không còn “kiên nhẫn” với vấn đề lãi suất mà thay vào đó là hướng tới một mục tiêu chung “duy trì đà tăng trưởng kinh tế Mỹ" chính là bởi vì tác động tiêu cực có thể nhìn thấy rõ từ một cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung do tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi. Bên cạnh đó là áp lực phía ông Donald Trump. 
Ông Donald Trump không ưa thích một đồng USD mạnh.
Ông Donald Trump không ưa thích một đồng USD mạnh.
Dù giữ nguyên lãi suất trong khoảng 2,25%-2,5% trong phiên họp 18-19/6 vừa qua nhưng rõ ràng với sự thay đổi lập trường của mình, Fed có thể cắt giảm lãi suất bất cứ lúc nào nếu có dấu hiệu kinh tế Mỹ chậm lại.
Sự thay đổi lập trường của Fed được xem là đến từ chính những sức ép từ ông Donald Trump và những hành động đưa Fed vào thế buộc phải hành động, trong bối cảnh ông chủ Nhà Trắng muốn ngăn chặn sự nổi lên đáng sợ của Trung Quốc.
Trong hơn 3 thập kỷ qua, Fed hoàn toàn độc lập với Nhà Trắng trong việc đưa ra các chính sách. Tuy nhiên, ông Trump là người đã phá vỡ truyền thống 3 thập kỷ ở Nhà Trắng. Ông chính là người không đề cử bà Janet Yellen vào vị trí chủ tịch Fed nhiệm kỳ 2, mà thay vào đó là ông Jerome Powell, người theo chiều hướng mềm mỏng hơn. Nhưng gần đây, ông Trump tin rằng có thể giáng chức chủ tịch Fed Powell.
Theo ông Donald Trump, nếu Fed hạ lãi suất, thì Mỹ sẽ thắng Trung Quốc và Mỹ sẽ có một “thỏa thuận tuyệt vời”. Ông Trump không muốn có một đồng USD mạnh, bởi một đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc yếu đã góp phần khiến Mỹ thâm hụt thương mại nặng.
Hiện tại, cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang bế tắc. Truyền thông Trung Quốc vẫn tỏ ra cứng rắn cho dù 2 bên đã xác nhận cuộc gặp cấp cao giữa ông Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong dịp G20 tại Nhật Bản sắp tới.
Một khi Fed cắt giảm lãi suất, đồng USD sẽ nhanh chóng giảm và qua đó kéo giá vàng đi lên. 
 Mỹ đối mặt với khá nhiều cuộc chiến.
Mỹ đối mặt với khá nhiều cuộc chiến.
 Không chỉ USD, nhiều đồng tiền khác cũng có xu hướng giảm giá. Sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới cũng là yếu tố tích cực đối với vàng.
Trong cuộc họp hôm 20/6, NHTW Nhật đã quyết định tiếp tục duy trì lãi suất siêu lỏng với lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất dài hạn ở mức gần 0% cũng như giữ nguyên chương trình mua tài sản, trong khi NHTW châu Âu (ECB) cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng hạ lãi suất và và tái khởi động chương trình mua trái phiếu.
Vàng được cho là bắt đầu vào một cơn bão hoàn hảo còn do căng thẳng leo thang tại Trung Đông tới mức có thể xảy ra một chiến bất cứ lúc nào.
Sự việc Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ hôm 19/6 chẳng khác nào đổ thêm dầu vào chảo lửa Trung Đông sau vài vụ các tàu chở dầu bị tấn công bằng chất nổ ở vùng vịnh khu vực này mà ông Donald Trump cáo buộc là do Iran đứng đằng sau.
Theo NYT, tổng thống Trump đã chấp thuận tấn công quân sự Iran nhưng bất ngờ rút lại quyết định ngay sáng 21/6.
Một cuộc chiến tại Trung Đông có thể kéo vàng lên cao vút. Tuy nhiên, chiến tranh không phải là điều thực sự ông Trump muốn. Chưa biết lựa chọn rút quyết định tấn công quân sự là do đâu và là rút tạm thời hay như thế nào nhưng có thể có sự lưỡng lự của tổng thống Mỹ.
Trên thực tế, ông Donald Trump là một nhà lãnh đạo cứng rắn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, quan điểm của vị tổng thống thứ 45 của Mỹ từ khi chạy đua vào Nhà Trắng là muốn Mỹ tránh khỏi những cuộc chiến tranh ở nước ngoài tốn kém. Điều mà ông thích nhất chính là cuộc chiến về thương mại dựa trên thuế quan (tariff man) để đạt được những thỏa thuận có lợi. Một cuộc chiến tại Trung Đông nếu không xảy ra sẽ giúp vàng bớt tăng phi mã.
V. Minh (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.