Nông dân chung tay bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải.

“Biến rác thành tiền”

Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình “Biến rác thành tiền” của Chi hội Nông dân tổ 2 (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) đã quyên góp được 9,4 triệu đồng để hỗ trợ những cảnh đời éo le. Bà Lê Thị Ngọc Trinh-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân tổ 2-cho biết: Sau khi thu gom, phân loại, mọi người có thể mang đến nhà bà đóng góp, người không mang được thì nhắn tin, gọi điện để bà sẽ đến tận nhà thu gom. Mỗi tháng, mô hình thu được khoảng hơn 300 ngàn đồng.

Trong hơn 2 năm qua, mô hình đã trao hàng chục phần quà cho học sinh nghèo vượt khó của Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám, người già neo đơn, trẻ em tàn tật hay những hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Lê Thị Ngọc Trinh (Chi hội trưởng Chi hội nông dân tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) phân loại rác thải thu gom được. Ảnh: Vũ Chi

Bà Lê Thị Ngọc Trinh (Chi hội trưởng Chi hội nông dân tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) phân loại rác thải thu gom được. Ảnh: Vũ Chi

Là một trong những hội viên đồng hành cùng mô hình từ ngày đầu triển khai, bà Đặng Thị Tám chia sẻ: Bà làm nghề bán vé số. Hàng ngày, bà mang theo 2 chiếc giỏ, thấy chai nhựa, lon nước thì lượm bỏ vào giỏ đem về. Mỗi ngày như vậy, bà gom đều đặn 2 giỏ phế liệu. “Dù số tiền thu được không nhiều song tích tiểu thành đại, nó rất có ý nghĩa với hội viên neo đơn, bệnh tật, trẻ em nghèo khi được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Ý nghĩa ấy đã giúp tôi có động lực góp sức cho mô hình, đồng thời tuyên truyền cho nhiều hội viên trong chi hội cùng tham gia”-bà Tám bộc bạch.

Đầu năm 2023, từ nguồn quỹ mô hình “Biến rác thành tiền”, Chi hội Nông dân tổ 2 tặng 1 chiếc xe đạp trị giá 1,2 triệu đồng cho em Nay H'Xuân (tổ 3, phường Cheo Reo). Không giấu được niềm vui, H'Xuân cho hay: “Em mơ ước có chiếc xe đạp mới để đi học nhưng cha mẹ chưa mua được. Nay được các cô, các bác tặng món quà ý nghĩa, em cảm ơn nhiều lắm! Em hứa sẽ đi học chuyên cần để trở thành con ngoan, trò giỏi”.

Theo ông Đào Nhật Nam-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Ayun Pa: “Mô hình “Biến rác thành tiền” của Chi hội Nông dân tổ 2 vừa truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường vừa khích lệ tinh thần “tương thân tương ái” trong các tầng lớp nhân dân. Từ hiệu quả mô hình mang lại, Hội sẽ tuyên truyền, vận động các chi hội nhân rộng, tạo thêm sức lan tỏa cho mô hình”.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Chị Võ Thị Mến-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh) cho biết: Thị trấn có 1.433 hội viên, trong đó, hội viên người dân tộc thiểu số chiếm gần 75%. Trước đây, người dân có thói quen vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, Hội đã tích cực phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tích cực phân loại, xử lý rác thải, thực hiện chăn nuôi có chuồng trại để đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, 2 tháng/lần, Hội huy động hội viên nông dân thu gom, xử lý bao bì bảo vệ thực vật sau sử dụng trên tất cả các cánh đồng.

Mô hình “Hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường” tại làng Plei Lao (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) thu hút 38 hội viên tham gia. Ảnh: H.T

Mô hình “Hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường” tại làng Plei Lao (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) thu hút 38 hội viên tham gia. Ảnh: H.T

Năm 2020, Hội triển khai mô hình “Hội viên nông dân bỏ rác thải đúng nơi quy định” đến tất cả 12 thôn, làng. Thành viên là cán bộ thôn và hội viên nòng cốt. Cùng với tuyên truyền, vận động hội viên gương mẫu trong việc thu gom, phân loại, bỏ rác thải đúng nơi quy định, 2 tháng/lần, các thành viên sẽ huy động thêm hội viên nông dân ra quân dọn vệ sinh khu vực công cộng.

Ông Siu Tun (làng Plei Kly Phun, thị trấn Nhơn Hòa) cho hay: “Hàng ngày, tôi đều thu gom túi ni lông bỏ vào hố rồi đốt, thu gom rác thải hữu cơ ủ làm phân bón cho cây trồng; đồng thời, làm chuồng trại chăn nuôi bò và thu gom phân để ủ với rơm rạ bón cho ruộng lúa, khi nào dư thì bán kiếm thêm thu nhập. Tôi cũng tích cực tham gia dọn vệ sinh khu vực công cộng và thường xuyên nhắc nhở con, cháu không được vứt rác bừa bãi”.

Mới đây, Hội Nông dân thị trấn Nhơn Hòa tiếp tục triển khai mô hình điểm “Hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường” tại làng Plei Lao với sự tham gia của 38 thành viên. Ông Kpa Krech-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Plei Lao-cho biết: Đến nay, Chi hội đã triển khai 2 đợt ra quân dọn vệ sinh tại các khu vực công cộng và trên các tuyến đường. Bên cạnh đó, Chi hội cũng tuyên truyền, hướng dẫn các hội viên nông dân thu gom, phân loại rác thải và bỏ rác đúng nơi quy định.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nhơn Hòa cho biết thêm: Thời gian tới, Hội tiếp tục duy trì các mô hình nói trên và nhân rộng mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường” đến tất cả các chi hội. Bên cạnh đó, Hội tiếp tục phối hợp với Mặt trận và các hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của hội viên trong phát triển sản xuất cũng như thu gom, xử lý rác thải để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục tổng kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng

Tiếp tục tổng kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng

(GLO)- Là nội dung của Thông báo số 475/TB-VPCP do Văn phòng Chính phủ ban hành về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Nghịch lý nhà ở xã hội

Nghịch lý nhà ở xã hội

Ở nhiều nơi, nhà ở xã hội vẫn có sự lệch pha cung - cầu. Vừa qua tại một số địa phương không phải đô thị lớn, số lượng đăng ký rất ít, không phải nhu cầu không bức thiết, mà điều kiện người thu nhập thấp không đủ để mua nhà ở xã hội trên mặt bằng chung.
Gia Lai: Bức xúc vì những trại heo gây ô nhiễm môi trường

Gia Lai: Bức xúc vì những trại heo gây ô nhiễm môi trường

(GLO)- Những năm gần đây, Gia Lai đã thu hút hàng trăm dự án chăn nuôi. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, nhiều dự án đã phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp căn cơ.
Thực hiện Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh từ ngày 15-12

Thực hiện Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh từ ngày 15-12

(GLO)- Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT quy định Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh. Theo đó, Bộ chỉ tiêu này là cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước.
Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các xã vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, một số chợ đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường khi chưa kịp thời thu gom rác thải.
Quy hoạch TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn cả nước và khu vực Đông Nam Á

Quy hoạch TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn cả nước và khu vực Đông Nam Á

(GLO)- Xây dựng TP. Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2050, TP. Đà Nẵng là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị quyết Điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột tầm nhìn đến 2045. Cụ thể, điều chỉnh nhiệm vụ thứ 6, phần II "xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trọng điểm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên" thành “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên”.
Có tội với dòng sông!

Có tội với dòng sông!

'Để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên sông Sa Lung thời gian dài mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân, không xử lý triệt để gây bức xúc trong nhân dân là trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành chức năng liên quan', Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nói.
An cư lạc nghiệp với chung cư

An cư lạc nghiệp với chung cư

Chỉ khi việc thi hành pháp luật được tiến hành nghiêm túc và thông suốt thì người dân mới thực sự 'an cư lạc nghiệp' với chung cư - mô hình nhà ở hiện đại và là tất yếu trong bối cảnh đất chật người đông.