Nơi khơi nguồn sáng tạo văn học nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 10 năm thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Văn học nghệ thuật thị xã Ayun Pa đã không ngừng củng cố đội ngũ, thu hút hội viên, nỗ lực xây dựng “mái nhà chung”, góp phần khơi nguồn sáng tạo cho các văn nghệ sĩ trên địa bàn.
Hiện CLB Văn học nghệ thuật Ayun Pa có 45 hội viên. Bên cạnh hội viên lớn tuổi, gạo cội như Trương Như Đệ (bút danh Ông Ngoại), Trần Văn Lộc, Lê Phùng Bảo (bút danh Phong Vân), Nguyễn Hữu Bình, Lê Thị Thiên Lý (bút danh Thiên Lý)… đã xuất hiện nhiều gương mặt trẻ tạo được dấu ấn như Rcom H’Len (bút danh Hương Mơ), Hồ Đức Tài, Vũ Văn Tùng (bút danh Đinh Tùng)… Các tác phẩm của hội viên ngày càng có giá trị nghệ thuật, mang hơi thở cuộc sống, kịp thời phản ánh, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị địa phương.
Ông Trương Như Đệ-Chủ nhiệm CLB-cho biết: Những ngày đầu mới thành lập, CLB gặp không ít khó khăn, đa phần hội viên đều đã lớn tuổi, nhiều người vì hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp không thể tham gia sinh hoạt buộc CLB phải xóa tên. Nhưng với mong muốn tạo nơi gặp gỡ, giao lưu của những người sáng tạo nghệ thuật, Ban Chủ nhiệm CLB đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích như tọa đàm, giao lưu thơ-nhạc-họa, tổ chức các chuyến đi thực tế tại danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để hội viên có cơ hội trải nghiệm, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, CLB tổ chức sinh hoạt để các thành viên có cơ hội gặp gỡ, giới thiệu những tác phẩm mới, cùng bình phẩm, xướng-họa thơ văn.
Để CLB trở thành cầu nối giữa tác giả với công chúng yêu văn học nghệ thuật, mỗi quý, CLB tự trích kinh phí in 1 tập san văn nghệ nội bộ, các tác phẩm đặc sắc được chọn lọc để in đặc san vào cuối năm. Sau khi xuất bản, các ấn phẩm được phát hành đến tận tay hội viên, công tác viên và gửi tặng các đồng chí lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thị xã. Trong 6 tháng đầu năm nay, CLB đã ra mắt 2 tập san văn nghệ quý I, II với 224 sáng tác của 34 hội viên, cộng tác viên.
Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật thị xã Ayun Pa là ngôi nhà chung, khơi dậy tình yêu văn chương, nghệ thuật của văn nghệ sĩ. Ảnh: Vũ Chi
Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật thị xã Ayun Pa là ngôi nhà chung, khơi dậy tình yêu văn chương, nghệ thuật của văn nghệ sĩ. Ảnh: Vũ Chi
Với mục đích tạo sân chơi bổ ích, khơi dậy tình yêu văn học nghệ thuật trong thanh-thiếu niên, CLB đã phối hợp với 2 trường THPT tại thị xã tổ chức cuộc thi Thơ học sinh THPT chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sơ kết đợt 1, Ban tổ chức tuyển chọn được 10 tác phẩm của học sinh Trường THPT Lê Thánh Tông và đã trao 2 giải khuyến khích. Đợt 2 cuộc thi kéo dài đến ngày 30-9-2022. Câu lạc bộ sẽ tuyển chọn những tác phẩm xuất sắc của các em học sinh cùng sáng tác của hội viên, cộng tác viên để xuất bản tập văn nghệ nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp tới.
Được coi là một trong những cây bút gạo cội của CLB từ những ngày đầu thành lập, ông Lê Phùng Bảo cho hay: Năm 2014, sau khi về hưu, được sự động viên của Ban Chủ nhiệm, ông làm đơn xin gia nhập CLB. Đến nay, ông có hơn 2.000 sáng tác đủ các thể loại thơ, văn xuôi, xướng họa, cổ nhạc... “Ngoài các sáng tác in chung trong tập san của CLB, tôi xuất bản 4 tập thơ riêng, gần đây nhất là tập thơ Phong Vân, xuất bản tháng 9-2021. Với tôi, CLB như ngôi nhà chung của những tâm hồn đồng điệu, là điểm tựa tinh thần giúp các tác giả không chuyên góp nhặt yêu thương cho ra đời những quả ngọt”-ông Bảo chia sẻ.
Trong khi đó, được đánh giá là một cây bút trẻ triển vọng của CLB, tác giả Đinh Tùng (giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) tâm sự: “Thành viên CLB mỗi người có một công việc khác nhau nhưng đến kỳ sinh hoạt, mọi người đều tham dự đầy đủ, gặp nhau hàn huyên, chia sẻ đam mê. Những cây bút gạo cội trở thành “bà đỡ” giúp người viết trẻ như tôi tự tin, vững vàng hơn. Tuy không có nhuận bút nhưng mỗi lần tác phẩm của mình được lựa chọn đăng trong tập san của CLB đều mang lại niềm vui khó tả, khích lệ tôi tiếp tục sáng tác”.
Trao đổi với P.V, ông Trương Như Đệ cho biết: “Hạn chế lớn nhất của CLB là các tác giả chưa tạo được nét riêng, thiếu những đề tài bám sát hơi thở cuộc sống. Vì vậy, thời gian tới, Ban Chủ nhiệm CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều chuyến đi thực tế hơn, đồng thời, kết nối với các CLB, Hội Văn học Nghệ thuật các huyện, thị, tỉnh lân cận để hội viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Mỗi tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, vì vậy sự đón nhận, những phản hồi từ độc giả sẽ giúp anh chị em hội viên có thêm động lực tiếp tục cống hiến, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật có giá trị”.
VŨ CHI
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.