Nơi chốn quay về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 12 chạm thềm. Với tôi, những tháng cuối năm là lúc trong tâm khảm gợi về nhiều nỗi man mác, bồi hồi nhất. Để đôi khi, tôi chỉ muốn trôi giữa những chùng chình ký ức, những bình dị không tên đã thân thuộc từ lâu. 
Có những ngày xa nhà, ngọn gió bấc cuối mùa thổi ròng rã từ miền thương nhớ, đôi khi, tôi tự hỏi: Giờ này, mẹ đang lụi cụi sau gian bếp ấm hay ngoài mảnh vườn rộn rã tiếng chim? Đứa cháu nhỏ đã lớn thêm đến chừng nào, mà giọng nói ngọng nghịu, non nớt của nó trong mỗi cuộc gọi điện thoại về cứ làm tôi nôn nao quá đỗi. Khi cánh cò cõng bóng chiều sang sông, trong hiu hiu cơn rét cuối năm, hẳn là ánh nhìn đăm đắm, xa xăm của mẹ đang mong thấy dáng tôi khăn gói quay về.  
Có lẽ nơi ấm nhất trên thế gian này là góc bếp đượm nồng ánh lửa của mẹ. Về nhà ngồi bên mẹ, hòa mình giữa những buổi chiều trôi qua trong lặng lẽ bình yên, để nghe sợi gió nhu mì gọi tên những mùi hương đằm sâu thuộc về mẹ, nghe củi lửa lục bục tiếng nhớ, tiếng thương. “Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng” (Nguyễn Ngọc Tư). Ký ức là đốm lửa liu riu ngầm cháy trong giấc mơ dịu vợi, là hồi chuông ngân vọng nỗi lòng của đứa con xa quê luôn canh cánh hình bóng quê nhà.
Minh họa: H.T
Minh họa: Huyền Trang 
Tôi về, ra vườn nhìn những hạt giống mẹ gieo đã lún phún lên xanh. Giữa cái lạnh hanh hao cuối năm, những vạt cải ngọt, xà lách, hành ngò vẫn nhú lên mơn mởn dưới bàn tay chăm chút của mẹ. Sau nhà, giá đỗ mẹ ủ đã bật mầm tốt tươi trong chum đất. Đứa cháu nhỏ của tôi chiều nào cũng tíu tít cùng ngoại ra vườn thăm luống rau, giàn đậu, sà xuống ngồi cạnh thủ thỉ, mong cây mau lớn. Gió đong đưa những tàu lá chuối mướt xanh mẹ để dành gói bánh chưng, bánh tét. Những bông bí vàng cũng rung rinh trong gió tựa quả chuông leng keng gọi tôi về thuở thơ ấu chân phương. Mẹ hái những đọt bí non vào luộc cùng ngó khoai ăn chung với mắm cà. Những ngày trời hửng nắng, mẹ tảo tần thái rau cải, cà rốt, củ kiệu, củ hành để muối dưa trong chiếc khạp nhỏ. Đêm gió hiu hiu lạnh, cha đi soi cua đồng mang về để mẹ nấu món riêu cua đậm đà.
Tháng 12, chiều chậm trôi trong bảng lảng mù sương, những tia nắng mùa đông mảnh mai le lói. Tôi bỗng thấy lòng mình dịu đi vì cái tươi nguyên, mềm mại của vạt nắng vàng sau khóm lá thưa. Giấc mơ của ngày trở gió như vẫn còn dư âm, nắng soi bóng tôi ngả vào miền nhớ dịu dàng. Đàn gà lục tục về chuồng đứng thành hàng rỉa cánh, bầy chim thong thả bay về tổ còn để lại giọng hót nao nao. Tiếng lá reo thiết tha trong gió từ luống cây xanh mướt, tiếng trẻ nhỏ xôn xao mảnh sân nhà, tiếng mẹ quét lá xạc xào, nhẫn nại… tất cả như đã ngấm sâu vào tâm can, vào hơi thở, để tôi tìm lại tôi những khi mông lung lạc hướng, tôi là chính tôi mỗi lúc được trở về.
Đi giữa những ngày cuối năm, đôi khi tôi ước có thể gói ghém tất cả những mùi hương trong gian bếp của mẹ, để nỗi nhớ nhà thôi cồn cào làm cay sóng mắt mỗi bận rời đi. Mùi khói nhen lên từ lá khô đã đậm sâu, thân thuộc như là hơi thở, đánh thức miền hồi tưởng xa xưa luôn sống động trong tâm trí. Mùi của siêu thuốc Bắc mẹ đun phảng phất thật dịu nhẹ, khoan khoái, chầm chậm tan trong hơi rét cuối năm. Mùi đất dậy lên ngai ngái sau mưa, mùi cá kho nôn nao cánh mũi, mùi hăng hăng của những que củi cháy lách tách trong lò. Mùi thanh lành, dân dã của nồi nước tắm có lá chanh, lá sả bềnh bồng phủ kín cả gian bếp nhỏ chiều mùa đông. Dòng nước ấm từ từ len lỏi cuốn đi hết bao phiền muộn, dẫu ngoài trời gió lạnh mênh mông.
Tất cả quyện hòa thành nỗi thổn thức yên bình, lặng thầm tỏa dâng, thấm đẫm trong tâm tưởng. Khóe mắt tôi bỗng nhòa cay, khi được hạnh phúc hòa mình giữa vô vàn mùi hương đã bao lần được gọi tên từ nỗi nhớ. Những giọt nước mắt của nỗi hàm ơn vì còn có một nơi chốn yêu thương để quay về.
TRẦN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.