Những vị tướng chiến trường "quần dài quàng cổ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tướng Nguyễn Văn Man, từng ngồi cano đi cứu dân, giữa đêm, trên đỉnh lũ. Đại tá Hùng, từng vào tận hầm cứu hộ Đạ Dâng cứu công nhân sập hầm. Họ, thật sự là những người lính quả cảm.

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, từng vào tận hầm cứu hộ khi công binh mở đường cứu 12 công nhân trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng tháng 12.2014. Hôm qua, ông hy sinh trên đường vào hiện trường Rào Trăng 3. Ảnh TPO
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, từng vào tận hầm cứu hộ khi công binh mở đường cứu 12 công nhân trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng tháng 12.2014. Hôm qua, ông hy sinh trên đường vào hiện trường Rào Trăng 3. Ảnh TPO


Đây là bức ảnh đại tá Nguyễn Hữu Hùng, tổng chỉ huy các lực lượng cứu nạn - được báo TPO chụp vào ngày 19.12.2014 khi công binh mở đường cứu nạn trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng.

Hôm ấy, công binh đã phải đào hầm xuyên lòng đất để cứu 12 công nhân sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng.

Hôm ấy, tất cả đều phải đào thủ công bằng sức người.

Hôm ấy, đại tá Hùng, Tổng tham mưu trưởng binh chủng Công binh, đã rất nhiều lần vào tận trong hầm cứu hộ - chật hẹp, ẩm ướt, đầy hiểm nguy - để thị sát, chỉ đạo lính của mình, trong những thời điểm khó khăn gian khổ nhất.

Hôm ấy, sau 24h10 phút, công binh tiếp cận 12 nạn nhân sập hầm. Nhiệm vụ hoàn thành.

Tổng tham mưu trưởng vào tận hầm cứu hộ với lính. Và cũng như thế, ở Rào Trăng, Đại tá Hùng tiếp tục băng rừng, hàng chục km, giữa bão lũ, để đến được tới hiện trường sạt lở.

Điều đó không thể nói khác: Đó là sự quả cảm.

Trong lịch sử đường Trường Sơn, cũng có một vị đại tá huyền thoại: Chính uỷ Đặng Tính của đoàn 559.

Tại ngầm Ba Lòng (Quảng Trị) tháng 3-1972, khi đợt ném bom B.52 vừa dứt, những lính công binh sửa ngầm reo lên: “Chính ủy đã xuống ngầm” khi thấy Chính uỷ của mình. Ở ngay hiện trường. Giữa những bom đạn ác liệt.

Tư lệnh bộ đội Trường Sơn, tướng Đồng Sĩ Nguyên, đã từng “ngồi lì” trong một căn hầm sơ sài bên túi bom phà Giang để tận mắt khảo sát quy luật đánh bom đặng tìm ra những phương thức đưa người và vũ khí vào chiến trường.

Sự có mặt của người chỉ huy, bên túi bom, nơi đầu sóng ngọn gió hôm qua hay một vị tướng, như tướng Nguyễn Văn Man, cưỡi cano giữa đêm, một chỉ huy như Đại tá Hùng- băng rừng lội suối cưỡi bão đạp lũ cứu dân hôm nay... thật sự là hình ảnh rất cảm động, rất đẹp về người lính.

Một vị tướng hành quân giữa rừng để đặt sở chỉ huy tiền phương. Một đại tá lội bộ để tới hiện trường. Đó là những vị tướng chiến trường luôn thực địa, không phút giây chần chừ trước sinh mạng người dân, trách nhiệm với đồng đội của mình, dẫu biết phía trước là đầy hiểm nguy, bất trắc.

Trong câu chuyện về Chính uỷ Đặng Tính năm nào có một chi tiết bình dị đầy cảm động:

Sau khi trinh sát ngầm Ba Lòng, Chính uỷ đứng vào đội hình lính công binh chuyển đá lấp hố bom. Chiếc quần dài đã được cởi ra, quàng lên cổ.

Chỉ có người lính mới cảm nhận được sự có mặt của người chỉ huy nơi tiền tuyến.

Tướng Man, Đại tá Hùng hôm qua đã hy sinh, khi cứu dân, trên chiến trường. Cũng như Chính uỷ Đặng Tính cũng hy sinh ngay trên đường Trường Sơn vào ngày 3.4.1973.

Một người lính hy sinh trên chiến trường, đó là một cái chết vô cùng oanh liệt. Luôn là như thế.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhung-vi-tuong-chien-truong-quan-dai-quang-co-845687.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam