Những trang nhật ký từ máu lửa chiến tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Mỗi người mỗi vẻ, khắc họa nên một thời hoa lửa, những người đi không tiếc tuổi xuân cho tương lai đất nước hòa bình.



Bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam" vừa được ra mắt bạn đọc cả nước nhân kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7-2020.

Tính nhân văn sâu sắc

"Nhật ký thời chiến Việt Nam" của nhiều tác giả - do nhà văn cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên, Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" và CLB "Trái tim người lính" tổ chức bản thảo, NXB Hội Nhà văn cấp phép ấn hành - gồm 4 tập, mỗi tập dày hơn 1.000 trang.

Đây là lần đầu tiên những tác phẩm "Nhật ký thời chiến Việt Nam" hay nhất, nổi tiếng nhất một thời cùng đứng chung trong một bộ sách, với 30 tác phẩm của 30 tác giả. Ngoài nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", còn có hàng chục cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường khác như: "Gửi lại mai sau" của Nguyễn Hải Trường (liệt sĩ Nguyễn Minh Sơn), "Nhật ký chiến tranh" của anh hùng - nhà văn - liệt sĩ Chu Cẩm Phong, "Nhật ký chiến trường" của liệt sĩ - nhà văn Dương Thị Xuân Quý, "Những ngày trong vòng vây" của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh, "Nhật ký vượt Trường Sơn" của TS Phạm Quang Nghị, "Nhật ký Bê trọc" của nhà văn - TS Phạm Việt Long và "Nhật ký đi B" của cố nhà văn Triệu Bôn. Bạn đọc còn được tiếp cận những trang viết hiếm hoi mang đầy chất văn hóa tâm linh trong nhật ký "Trở về trong giấc mơ" của liệt sĩ Trần Minh Tiến - chàng cầu thủ bóng đá có mối tình đẫm nước mắt với cô văn công xung kích xứ Hà Đông xưa; hoặc nhật ký "Tài hoa ra trận" đầy chất văn chương lãng mạn của liệt sĩ Hoàng Thượng Lân - chàng họa sĩ bạn cùng lứa với họa sĩ Thành Chương và họa sĩ Lê Trí Dũng…

 

Bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”
Bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”


Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đoàn Sinh Hưởng (nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp, nguyên Tư lệnh Quân khu 4), Chủ tịch Quỹ "Mãi mãi tuổi 20", đánh giá: "Đây là công trình có giá trị cao về nội dung tư tưởng, mang thông điệp về cái đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc".

Tuổi xuân dành cho Tổ quốc

Thật xúc động khi những trang viết trong tập sách này đã nhuốm màu thời gian, "mới nhất" cũng đã 45 năm. Nhiều bản gốc là những trang giấy đã bay màu mực, nét chữ nhòe mờ theo năm tháng. Nhưng sau từng trang sách là ký ức sống động, những con người của một thời hào hùng hiện lên. Họ sống và chiến đấu, nhớ thương, mong đợi cùng đủ mọi cung bậc cảm xúc của con người. Nhưng hơn tất cả là lòng yêu nước, cứ ngời sáng giữa nơi sống chết cận kề, là khát vọng hòa bình của người Việt Nam sau bao chiến tranh máu lửa…

Với "Nhật ký đi B" của Triệu Bôn, chặng đường vào Nam đầy gian nan cùng những con người trên đường vào ra các binh trạm, giọt nước mắt của tướng Chu Huy Mân vì thương lính ăn uống kham khổ; tình cảm của anh cần vụ với thủ trưởng của mình; những trận bom đổ xuống, cách đối xử với tù binh… Trong những ngày gian lao ấy, nhà văn vẫn viết: "Và tôi thoát cơn sốt ngày hôm nay. Yêu đời! Yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ vô ngần".

Trần Duy Chiến lại đem đến cho bạn đọc những dòng nhật ký "Tây tiến viễn chinh" khi anh cùng đồng đội chiến đấu trên đất Campuchia đánh quân Pol Pot. Cuốn nhật ký của người lính quê Quảng Nam mở ra ngày 7-10-1978 khi anh mới nhập ngũ và khép lại vào ngày 25-6-1980 trước khi anh hy sinh gần 1 tháng tại mặt trận 479. Anh viết rất cảm động: "Mẹ đừng buồn đừng nhớ và đừng khóc nghe mẹ. Ngày mai đây, khi dân tộc mình đã thoát khỏi vòng điêu linh chết chóc, đất nước mình thoát khỏi nạn ngoại xâm. Lúc đó, con sẽ về bên mẹ, để mẹ được nhìn kỹ đứa con của mẹ sinh ra"…

Những di vật thiêng liêng

Rất nhiều những câu chuyện đẹp qua hàng ngàn trang nhật ký của những người lính năm xưa. Mỗi người mỗi vẻ, khắc họa nên một thời hoa lửa, những người đi không tiếc tuổi xuân cho tương lai đất nước hòa bình. Chiến tranh đã lùi xa, càng thêm yêu quý họ, những đóng góp máu xương của từng người cho đất mẹ Việt Nam.

Là chủ biên của bộ sách, nhà văn - cựu chiến binh Đặng Vương Hưng cho biết tất cả là những trang viết đáng tin cậy: "Những gì ta đọc được ở đây là sự thật, dù nó có thể thô tháp nhưng tươi ròng và sống động, bởi hoàn toàn là những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật và những tâm trạng rất thật"…

Điều đặc biệt là 2/3 tác giả góp mặt trong bộ sách này đã không còn nữa. Nhiều người đã ngã xuống ngoài chiến trường hoặc bị thương và vì di chứng chiến tranh nên đã mất sau khi trở về. "Ngoài sổ tay nhật ký (bản chính hoặc bản sao) mà thân nhân của các anh, chị đã tin tưởng, trân trọng chuyển cho chúng tôi, còn có cả những di ảnh, di bút của người đã khuất. Đó là những di vật thiêng liêng của gia đình" - nhà văn Đặng Vương Hưng viết

Đánh giá về bộ sách này, nhà văn Nguyễn Quang Thiều (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi) khẳng định: "Không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật ký của những người lính. Bởi họ viết những trang nhật ký này ngay tại chiến trường... Chỉ khi cái chết cận kề thì tiếng nói con người mới vang lên trung thực nhất. Và sự trung thực ấy đã minh chứng tình yêu đất nước, yêu độc lập tự do không hề khiếp sợ và sự dâng hiến trọn vẹn của họ cho đất nước.

 



Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, nhiều năm sau chiến tranh Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu chiến tranh của Mỹ đã khẳng định: phát hiện lớn nhất của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là phát hiện ra nền văn hóa Việt Nam. Bởi thế mà những trang nhật ký của những người lính giải phóng Việt Nam đã trở thành một giá trị vô cùng to lớn làm lên bộ hồ sơ đặc biệt về văn hóa Việt Nam chứ không chỉ là một loại hồ sơ đặc biệt về cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Trước sự sống còn của một cá nhân và sự sống còn của một dân tộc, nền văn hóa của dân tộc đó được chứng minh rõ ràng nhất và bền vững nhất.

Theo PHỤNG HOÀNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null