Những thức uống Việt làm nức lòng du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không kiêu sa như những ly vang Pháp thơm nồng, cũng chẳng hề quyến rũ giống cocktail xứ cờ hoa, thức uống Việt chinh phục người thưởng thức bởi hương vị mộc mạc nhưng đầy tinh tế.

 

 

Chè sen long nhãn: Hai thức quà đặc trưng của mùa hè xứ Bắc những tưởng không liên quan nhưng khi kết hợp lại mang đến hương vị hài hoà đến lạ. Hương sen dịu dàng quyện hoà trong cái ngào ngạo, thơm mát của đường phèn và cùi nhãn giòn dai - nhẹ tan trên đầu lưỡi khiến bất kỳ ai thưởng thức cũng đem lòng thương nhớ. Ảnh: Vietnamtravel.

 

 

Nước dừa xiêm: Đi dọc theo 3 miền đất nước, từ sạp hàng nhỏ bé ven đường, quán giải khát đơn sơ ở trạm dừng chân đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng, nước dừa xiêm luôn là thức uống được ưa chuộng bậc nhất. Giản đơn như chính tên gọi, nước dừa xiêm không cần chế biến cầu kỳ nhưng hương vị ngọt thanh, tươi mát của trái dừa mới hái đủ sức chinh phục thực khách ngay từ những ngụm đầu. Ảnh: Rabo Coconut.

 

 

Nước thảo mộc sả chanh: Loại nước uống pha chế từ sả, chanh và các vị thuốc bắc gia truyền hơn 100 năm tuổi được du khách yêu mến gọi bằng tên “trà Mót”. Tiệm trà nhỏ xinh nằm giữa lòng phố Hội níu chân người qua không chỉ bởi hương vị thơm ngon, lạ miệng, mà còn vì nét đẹp tinh tế, hội đủ sắc - hương. Ảnh: kul_jp.

 

 

Trà cung đình Huế: Trong rất nhiều loại trà ở Việt Nam, thức uống cung đình, chuyên phục vụ quý tộc, vua chúa thế kỷ 18 được xem là đặc biệt hơn cả. Trà được bào chế công phu, tất cả vị thảo dược đều được sao vàng, hạ thổ vào một giờ nhất định và tuân theo luật âm dương ngũ hành. Ảnh: Đức Thịnh.

 

 

Sâm bổ lượng: Thức uống giải khát của người dân phương Nam với tên gọi đặc biệt đã thôi thúc trí tò mò của hàng triệu du khách. Giữa cái nắng chói chang của mùa hè, còn gì sảng khoái hơn khi được thưởng thức ly sâm bổ lượng, tận hưởng vị ngọt thanh, mát lạnh thấm tan vào cơ thể, để lại dư vị ngọt ngào trên đầu lưỡi? Ảnh: Trangtran.

 

 

Cà phê: Trải qua hàng trăm năm lịch sử, kể từ khi người Pháp đưa những hạt giống cà phê đầu tiên về Việt Nam (1858) đến nay, loại cây này đã đem đến cho Việt Nam thức uống đặc trưng mà không ít du khách quốc tế phải thốt lên rằng: “Cà phê Việt là nhất”. Trải qua đau đớn trong lửa, nước, xay nghiền, cà phê tuy mang màu đen sẫm, nhưng trong lòng lại chan chứa thi vị. Ảnh: Nguyễn Tống Hải Vân.

 

 

Người Việt bất kể sinh sống ở Bắc - Trung - Nam đều có thói quen uống ly cà phê sáng, khi đen đá nồng nàn sánh đặc, lúc chấm phá bằng vị sữa ngọt ngào. Riêng cà phê sữa đá đã được hãng tin Bloomberg bình chọn là top 10 thức uống ngon nhất thế giới (năm 2014). Theo CNN, du khách nào đến Việt Nam cũng nên một lần thưởng thức cà phê sữa đá, cảm nhận hương vị đậm đà quyến rũ mà không cà phê nơi nào có được.

 

 

Trong bối cảnh hiện đại, người ta ngày càng có ít thời gian để pha chế cà phê phin nhưng vẫn muốn được thưởng thức trọn vẹn vị ngon của nó. Cà phê đóng gói nhưng giữ được trọn vẹn hương vị cà phê phin cũng là một trong những gợi ý hấp dẫn cho tín đồ của thức uống này. Ảnh: Cộng cà phê.

 

 

Bạc xỉu: Như để củng cố cho lời ngợi ca của du khách, theo thời gian, cà phê Việt được sáng tạo theo nhiều cách khác nhau, trong đó điển hình nhất phải kể đến bạc xỉu - món quen của người Việt nhưng mới mẻ với khách Tây. Chữ “bạc xỉu” là gọi tắt của cụm từ “bạc tẩy xỉu phé”. Bạc là màu trắng, tẩy là ly không, xỉu là một tí, phé là cà phê. Nói một cách đơn giản và sát nghĩa hơn là sữa nóng thêm chút cà phê. Ảnh: Jooinn.

 

 

Ngoài bạc xỉu, du khách đến Việt Nam cũng có thể thưởng thức cà phê cốt dừa, sữa chua đánh đá cà phê hay cà phê trứng… những thức uống đã làm nên “thương hiệu” cho con đường Nguyễn Hữu Huân, Triệu Việt Vương và rất nhiều hàng quán trên khắp Việt Nam mang phong cách riêng không thể nào trộn lẫn.

Hà Mỹ Giang (zing)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.