Những tác dụng phụ không ngờ của chanh mà bạn chưa từng biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chanh được biết là một nguồn cung cấp vitamin C rất tốt và có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên chúng cũng có những tác dụng phụ chúng ta không ngờ đến.
 

 

Loét dạ dày: Sự hình thành các vết loét trong lớp lót dạ dày, thực quản hay ruột non có thể được gọi là loét dạ dày. Điều này có thể là do lượng axit dư thừa trong bụng. Khi ăn nhiều chanh, nó làm cho dạ dày tích tụ axit, do đó ăn mòn hoặc gây ra vết loét vào lớp lót bên trong của các cơ quan tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng nhẹ hoặc nặng.

Bệnh trào ngược axit dạ dày: Buồn nôn, nôn mửa, đau ngực và đau họng là một số triệu chứng của bệnh này. Hàm lượng axit trong trái cây này có thể làm suy yếu dạ dày. Điều này có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày mà có thể dễ dàng di chuyển đến cổ họng do đó gây ra cảm giác bỏng và có thể dễ dàng ăn mòn lớp lót bên trong của dạ dày. Từ đó gây ra triệu chứng trào ngược axit.

Thường xuyên đi tiểu: Mặc dù trái cây này chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của chúng ta. Nhưng chanh có xu hướng gây tiểu thường xuyên khi dùng với số lượng lớn. Điều này cũng có thể dẫn đến mất nước. Hàm lượng axit trong chanh làm cho nó trở thành một chất lợi tiểu tự nhiên.

Thường xuyên đau nửa đầu: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng một lượng đáng kể chanh có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu. Thủ phạm là loại amino axit gọi là tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Axit amin này làm cho máu dồn lên não bất ngờ và do đó gây ra chứng đau nửa đầu.

Sỏi thận: Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, vô tình nó có thể dẫn đến sỏi thận. Đó là do hàm lượng oxalat trong vỏ. Oxalate, biến thành tinh thể trong cơ thể chúng ta có thể ngăn sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.

Vấn đề răng miệng: Sự ăn mòn của chanh trên răng sẽ làm bạn bất ngờ. Axit citric và axit ascorbic cùng với hàm lượng đường tự nhiên trong chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng và ăn mòn.

Vấn đề dạ dày: Uống quá nhiều nước chanh tươi có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về dạ dày. Điều này là do liều lượng vitamin C có trong chanh quá lớn, nhiều hơn lượng vitamin C cơ thể chúng ta có thể hấp thụ. Để tẩy sạch lượng vitamin C dư thừa, nước xông vào ruột do đó gây tiêu chảy và buồn nôn.

Hải Yến/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.