Những mùa sim qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hè đến in dấu mùa sim tím giữa trời oi ả với từng cơn gió Lào cồn cào trong miền nhớ tuổi thơ.
  Hoa sim (ảnh minh họa).
Hoa sim (ảnh minh họa).
Mùa hè, không khí của vùng quê tôi càng thêm rộn rã bởi cái nắng chang chang của những cồn cát, tiếng nô đùa của trẻ con ngày nghỉ học không phải đến trường. Đó là những ngày rưng rức màu sim tím trên đồi, cuốn lấy cuốn để những ngày hè rảnh rỗi của lũ trẻ tinh nghịch. 
Nhắc đến loài hoa của mùa hè, thường người ta sẽ nghĩ ngay đến phượng vĩ. Tuy nhiên với chúng tôi, màu tím của loài hoa sim, hoa mua phủ kín triền đồi mới chính là giấc mơ của tuổi thơ mỗi khi nhớ về. Cứ độ cuối tháng 4, khi những bông hoa sim năm cánh tím hồng xen lẫn với loài hoa mua tím ngắt đua nhau nở rộ trên đồi là chúng tôi đã háo hức mong chờ mùa hè đến. Đó cũng là lý do để giữa cái nắng chói chang của những buổi chiều hè, chẳng cần ai nhắc nhở, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau băng ruộng tới triền đồi thả trâu ở đó để lên đồi hái sim. Tiếng nói cười rộn rã khi cả lũ bẻ những cành sim rậm rạp trải thành tấm đệm lá phủ êm, đứa nào cũng ngả mũ nón đua nhau xem ai hái được nhiều sim hơn rồi rủ nhau trốn dưới gốc cây nằm ăn sim hóng gió.
Sim mọc trên đồi cằn sỏi đá, nhiều gốc tạo thành cụm, dần dần cả đồi lan toàn sim. Lá sim bóng, không ráp và nhiều lông như lá mua. Những cây sim nhỏ cứ thế mọc lan thành khóm bao phủ lấy sự thô ráp, cằn cỗi của sỏi đá, bao bọc lấy cả ngọn đồi như một vòng tay tha thiết bao dung đến ngọt lành. Quả sim nhỏ bằng đầu ngón tay, vừa mọng vừa mũm mĩm nhưng lại thuôn chứ không tròn lẳn, đầu mỗi quả đều có chiếc tai như chiếc vành mũ và cái núm của hoa rớt đi còn để lại dấu vết, bên ngoài quả được phủ một lớp lông mịn. Khác hẳn với màu tím nhạt của hoa, quả sim lại có màu tím sẫm. Trong mỗi quả lại chứa rất nhiều hạt hình móng ngựa. Mùi vị của quả sim vừa chan chát lại vừa thanh mát ngọt nhẹ chứ không gắt, ăn rồi cứ muốn ăn mãi. Phải chăng từ sức sống dẻo dai, bền bỉ vượt qua sức cằn của đất đai sỏi đá mà màu tím âm thầm ấy cứ lặng lẽ sắt son, tạo nên vẻ đặc trưng của loài hoa thường được gắn với sự thủy chung.
Mùa hè với cái nắng chao chát lại chòng chành đáng yêu hơn bởi từng cơn gió đưa hương sim về. Những quả sim tím sẫm như tình yêu của nắng gió, của đất đai cằn cỗi mà mảnh đất quê hương đã ưu ái chắt chiu ban tặng cho tuổi thơ chúng tôi. Những mùa hè mãi đọng lại cùng từng mùa sim qua.
Trúc Phùng 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.