Những món quà ấm áp dành cho cô đỡ thôn bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 24-1, 77 cô đỡ thôn bản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai đã nhận các phần quà ý nghĩa do Bệnh viện Mỹ Đức và Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng-nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) ủy quyền cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trao tặng.

Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh có nhiều biến chuyển tích cực, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm đáng kể. Thành quả đó có phần đóng góp của các cô đỡ thôn bản.

Dù không có lương, phụ cấp nhưng các cô đỡ thôn bản vẫn gắn bó, cống hiến sức mình để giúp các thai phụ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh nở an toàn, chăm sóc sức khỏe các bà mẹ mang thai và tuyên truyền cho người dân về vấn đề giữ gìn sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng.

Những phần quà ý nghĩa được trao cho các cô đỡ thôn bản trong dịp Tết đến, xuân về. Ảnh: N.N

Những phần quà ý nghĩa được trao cho các cô đỡ thôn bản trong dịp Tết đến, xuân về. Ảnh: N.N

Gắn bó với nghề cô đỡ thôn bản từ năm 2005 đến nay, bà Ksor H'Blot (buôn HLiếp, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) vẫn luôn tận tâm với công việc mình đã chọn. Bà H'Blot kể: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo cô đỡ thôn bản tại Bệnh viện Từ Dũ, bà bắt đầu làm cô đỡ thôn bản. Năm đầu tiên, bà đỡ thành công cho 3 ca sinh tại nhà. Từ đó đến nay, bà đỡ đẻ cho trên 100 ca, tất cả đều an toàn.

“Ngoài đỡ đẻ tại nhà, tôi cũng hỗ trợ đưa hàng chục ca sinh khó đến bệnh viện. Công việc không lương, vất vả nhưng tôi vui vì mình giúp được cho chị em”-bà HBlot tâm sự.

Gia đình bà H'Blot còn nhiều khó khăn, thu nhập chỉ đủ sống. “Sắp Tết rồi nhưng gia đình tôi vẫn chưa chuẩn bị gì. Hôm nay, nhận được phần quà này, tôi cảm thấy rất ấm lòng vì biết công việc mà mình đang làm được mọi người chia sẻ, ghi nhận”-bà H'Blot bày tỏ.

Cùng chung niềm vui, chị Đinh Thị Yến (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) chia sẻ: Chị làm cô đỡ thôn bản được 2 năm nay và đỡ đẻ tại nhà cho khoảng 10 ca. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền nên ý thức của người dân được nâng lên, ít còn trường hợp sinh đẻ tại nhà.

Chị thường xuyên gặp gỡ, nhắc nhở chị em khi mang thai cần đến cơ sở y tế khám và sinh con để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Trường hợp không có điều kiện thì bất cứ lúc nào sản phụ cần, chị đều sẵn sàng đến giúp.

“Hai năm nay, tôi đều được nhận quà của Bệnh viện Mỹ Đức và Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Món quà rất ý nghĩa, góp phần động viên tôi làm việc và giúp gia đình có thêm điều kiện đón Tết sắp đến”-chị Yến cho hay.

Còn cô đỡ thôn bản Đinh Thị Gloch (làng Brò, xã An Trung, huyện Kông Chro) khi đón nhận suất quà Tết cũng không giấu được niềm vui. Chị Gloch bộc bạch: “Chúng tôi được động viên rất nhiều về tinh thần và cảm thấy ấm lòng khi được nhận phần quà ý nghĩa, thiết thực.

Gia đình tôi thu nhập chỉ đủ sống. Tôi chọn nghề vì chị em cần sự giúp đỡ, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Còn sức khỏe thì tôi còn gắn bó với nghề đã chọn”.

Theo bà Lê Thị Thanh Hương-Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), mỗi phần quà trao đến các cô đỡ thôn bản trị giá 800 ngàn đồng, gồm quà và 500 ngàn đồng tiền mặt. Tổng giá trị quà tặng là trên 61 triệu đồng.

Chương trình được duy trì trong nhiều năm qua. Các phần quà tuy nhỏ nhưng đã góp phần động viên, khích lệ tinh thần để các cô đỡ thôn bản đón cái Tết an vui, hạnh phúc. Qua đó, các cô đỡ ngày càng gắn bó với công việc, phát huy vai trò của mình trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Được biết, toàn tỉnh hiện có trên 200 cô đỡ thôn bản. Các cô đều được đào tạo tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những năm qua, các cô đỡ thôn bản đã góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, giảm thiểu tai biến sản khoa ngay tại cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.