Những khu tái định cư vắng bóng người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Kon Tum đã chi hàng trăm tỉ đồng để thực hiện những dự án tái định cư nhưng sau khi hoàn thành, người dân lại không tới ở vì nhiều bất cập.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum vừa có văn bản đề nghị các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Kon Plông tiếp tục tuyên truyền, vận động và đưa các hộ dân về khu tái định cư sinh sống.

Chỉ một hộ dân ở

Trận lũ lịch sử năm 2009 đã khiến nhiều nhà cửa, tài sản của dân làng Đăk Đoát (xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị nước cuốn trôi. Để bảo đảm an cư cho các hộ dân, năm 2010, chính quyền huyện Đăk Glei đã chi 16 tỉ đồng xây khu tái định cư với 64 ngôi nhà (diện tích từ 24 m2 trở lên) trên khu đất khoảng 2 ha tại thôn Măng Rao, xã Đăk Pét.

Ngoài nhận nhà, 64 hộ dân còn được nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để xây các công trình phụ trợ. Tuy nhiên, do nơi ở mới xa nơi canh tác, nhiều hộ không có điều kiện đi lại nên sau khi đến sinh sống được ít ngày, họ rủ nhau quay về làng cũ.

Khu tái định cư tại thôn Măng Rao, xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei hoang tàn, chỉ có một hộ dân sinh sống

Khu tái định cư tại thôn Măng Rao, xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei hoang tàn, chỉ có một hộ dân sinh sống

Đến nay, khu tái định cư này chỉ có một hộ dân sinh sống. Các căn nhà khác hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn mái nhà, bồn nước, cỏ mọc um tùm. "Dù chỉ ở một mình nhưng gia đình tôi vẫn cố bám trụ tại đây" - chị Y Nhung, gia đình duy nhất đang sống ở khu tái định cư, nói.

Còn anh A Mương - hộ dân sống tại dự án quy hoạch bố trí dân cư ở xã Đăk H’Ring, huyện Đăk Hà - cho biết sở dĩ nhiều hộ dân không tới khu tái định cư ở vì không bảo đảm cho đời sống, không có đất sản xuất. "Làng tôi đa phần đã nhường đất cho thủy điện Plei Krông. Đến nay đã gần 15 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định, đất đai chưa được cấp. Mong muốn lớn nhất là nhanh chóng được cấp đất sản xuất đầy đủ để sớm ổn định cuộc sống" - anh A Mương nói.

Nhiều khu tái định cư tại tỉnh Kon Tum phải chi rất nhiều tiền nhưng không nhiều người tới ở. Dự án quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk H’Ring, huyện Đăk Hà có quy mô 690 ha, tái định cư cho 300 hộ dân, tổng mức đầu tư 149 tỉ đồng, đến nay cũng chỉ tái định cư cho 126 hộ, các hộ dân cũng không được giao đầy đủ đất ở và đất sản xuất như trong kế hoạch. Dự án di dân, tái định cư, tái định canh thủy điện Đăk Đrinh, huyện Kon Plông đã có 50/192 hộ dân trở về làng cũ bởi nơi tái định cư thiếu nước sinh hoạt, đất canh tác, lại nằm trên đồi cao, gió thổi mạnh.

Loay hoay tìm giải pháp

Theo ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei, khi được chính quyền vận động đến khu tái định cư ở thì có 47 hộ đồng ý nhưng sẽ đến dần khi nào có tiền sửa chữa lại nhà ở khu tái định cư đã hư hỏng và khi có con đông phải tách hộ. Trong khi có 17 hộ trả lại đất tại khu tái định cư, quyết ở lại làng cũ.

Theo ông Huỳnh Tấn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, để khắc phục những vướng mắc ở các khu tái định cư, đơn vị sẽ tiến hành lồng ghép các chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi của ngành để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất lâu dài cho người dân thì mới mong họ ổn định cuộc sống ở các khu tái định cư.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Kon Tum vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, nói rằng dự án quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk H’Ring chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do quỹ đất sản xuất tại khu tái định cư cấp cho người dân chưa bằng 1/3 so với diện tích dự án được duyệt. Bên cạnh đó, đa số hộ dân quen với tập quán sản xuất, canh tác cộng đồng nơi ở cũ, không muốn đến khu tái định cư mới.

Nguyên nhân của việc thiếu đất sản xuất là do huyện Đăk Hà làm chậm, không ưu tiên nên bồi thường, diện tích giải phóng mặt bằng ít; dự án còn nhiều hạn chế như thiếu nước sinh hoạt, khu dân cư nằm trên đỉnh đồi lộng gió, sạt lở.

Trong khi đó, Thanh tra Chính phủ kết luận dự án triển khai chậm không theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả, trong đó có nguyên nhân UBND tỉnh Kon Tum đã không cân đối được nguồn ngân sách của địa phương, thiếu vốn để tiếp tục thực hiện. Thậm chí, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân sai quy định. Từ đó, đề nghị kiểm điểm những tổ chức, cá nhân liên quan.

Thủy điện không bồi thường, dân mất tình nghĩa

Từ năm 2013, 192 hộ dân xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chuyển đến nơi tái định cư, nhường đất cho thủy điện Đắk Đrinh (do Công ty CP Thủy điện Đăk Đrinh, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư). Thủy điện này đã lấy đất của làng Tu Rét để cấp cho người dân làng Vương và làng Xô Luông (cùng xã Đắk Nên). Tuy nhiên, sau nhiều năm thủy điện không trả tiền bồi thường, người dân làng Tu Rét đã yêu cầu dân làng Vương và làng Xô Luông không được canh tác, trả lại đất. Từ đó, người dân làng Tu Rét đã nảy sinh mâu thuẫn với người dân làng Vương và Xô Luông.

UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam chỉ đạo Công ty CP Thủy điện Đăk Đrinh chuyển kinh phí (khoảng 28 tỉ đồng) hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định canh, định cư dự án thủy điện Đăk Đrinh.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.