Nhớ mùa lúa chín trên đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với những cô, cậu nhóc xuất thân con nhà nông, một thuở gắn bó nơi làng quê nghèo khó thì tuổi thơ luôn gắn liền với những công việc quen thuộc: chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt ốc và cả chuyện mót lúa trên đồng.
Ấy là những khi mùa lúa chín cận kề, mấy đứa nhỏ trong làng đã thủ thỉ với nhau kế hoạch “tác chiến” trên cánh đồng làng với bao “chỉ tiêu” phải đạt được như: mót sao cho được hơn chục ký lô lúa rồi đem bán lấy tiền mua sách vở, sắm được bộ áo mới để mặc dịp lễ, Tết; mót cho thật nhiều lúa để bù đắp cho bữa cơm độn khoai, mì suốt mấy ngày liền… Bao nhiêu ước mơ, dự định chỉ chờ vào mùa mót lúa. Nghe sao thương thương! 
 Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Và rồi, những ngày rong ruổi trên cánh đồng để mót lúa cũng đến. Sáng sớm tinh mơ, khi hạt sương còn đọng trên vòm lá, nhành lúa chín nặng trĩu sà vào bờ như mong chờ người thu hoạch. Người lớn ra đồng, đứng hàng cách hàng, tay liềm sẵn sàng cho “ngày hội” gặt lúa. Lũ trẻ cũng nhanh chân lùa đàn bò theo sau, tranh thủ tìm đám cỏ xanh mướt cho đàn bò gặm, vừa lúc liền tay nhặt nhạnh từng nhành lúa chín bị bỏ quên trên đồng. Từng nhành lúa một cứ thế được lũ trẻ chăn bò nhét đầy vào rổ, thốc kỹ vào bao… đến khi vừa đủ chừng một cái ôm lúa báo hiệu “bội thu” cho ngày dài cặm cụi. Sau đó, cả đám sẵn sàng cho công đoạn tách hạt lúa bằng đôi chân khô cứng vì dính đầy bùn. Thành quả, niềm vui của lũ trẻ lúc này không chỉ ở việc ngắm đàn bò chậm rãi từng bước một vì no cỏ mà còn bởi đôi vai gầy, bé nhỏ cứ xốc từng đợt bởi lúa mót đầy gùi. Ngày này sang ngày khác, cho đến khi cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, không gian vương mùi khói đốt đồng thì mùa mót lúa mới kết thúc, lũ trẻ quê mới thảnh thơi nhìn ngắm đàn bò vô tư gặm cỏ ngoài đồng mênh mông nắng gió.
Niềm hạnh phúc của lũ trẻ nơi làng quê khi ấy thật giản đơn, mộc mạc. Để giờ đây, từ những nơi rất xa, những đứa trẻ thuở ấy lại không ngừng hoài niệm. Cuộc sống êm đềm, sung túc của trẻ con nơi thị thành khác xa hoàn cảnh của lũ trẻ nghèo khó chốn làng quê. Bức tranh về lũ trẻ chăn bò có thể cho người xem một cảm xúc thật gần gũi để đồng cảm và chia sẻ. Thế nhưng, chỉ những ai từng trải nghiệm những thiếu thốn ấy mới tận hiểu sâu sắc về cuộc đời, trân quý hơn những gì ta đang có ở thực tại. Đó là dấu ấn đậm nét in hằn trong tâm trí, mãi theo họ đến cuối cuộc đời. Và rồi chợt thổn thức khi tháng mười vừa chạm ngõ, những làn gió nhẹ thi thoảng luồn vào kẽ lá rung rinh, cảm giác hơi se lạnh. Là mùa thu hay mùa lúa chín đương thì? Nhớ sao là nhớ cánh đồng óng vàng quyện hương lúa chín, trải dài đến mênh mông...
 KSOR H'YUÊN

Có thể bạn quan tâm

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.