Nhớ lắm củ mì!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà có đám đất bên rìa làng chủ yếu để trồng màu. Cặp bên hông ruộng là cái bờ đất bự chảng. Bờ bỏ hoang cỏ mọc rậm rịt, mọc lan xuống ruộng nhổ hoài không dứt. Mỗi bận đi làm, mẹ cứ ngắm đi ngắm lại cái bờ cỏ, nhăn trán nghĩ suy. Nghĩ chán chê rồi mẹ đột ngột phán: “Cuốc trồng mì thôi, để chi sinh cỏ lại còn phí đất!”.
Nói là làm. Hôm sau, mẹ “điều động” cả nhà mỗi người một tay xúm lại cuốc đất dọn cỏ. Chuột bọ côn trùng trong đám cây mắc cỡ lâu năm nghe động bổ ra, nháo nhào lớp bay, lớp chạy. Đông người vậy cũng phải mất nguyên ngày mới vỡ hoang xong cái bờ đất. Mồ hôi ròng ròng nhưng nhìn thành quả kể cũng đáng công. Ai đi qua cũng dừng bước tấm tắc: “Ui da, nhà bà Hai giỏi dữ. Có thêm đất trồng rồi”.
Cái bờ đất rộng rinh sau khi dọn xong mẹ đem trồng mấy hàng mì. Đất mới, cây mì lên tốt rợp. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã được bảy, tám tháng. Sắp vào mùa mưa. Những thân cây mì bắt đầu cằn cỗi, xuống lá. “Nhổ thôi, không để mưa xuống củ mì chạy bột hết”-mẹ bảo. Anh em chúng tôi chỉ chờ có vậy. Tinh mơ, cả nhà khệ nệ mang quang gánh, thúng mủng kèm theo mấy cái cuốc ra đám mì. Thu hoạch mì không đào mà nhổ. Dùng cuốc dạt sơ lớp đất mặt xung quanh gốc cho đến lúc củ mì sắp ló dạng, xong ba đứng choãi chân, hai tay bấu chặt thân cây mì ra sức nhún nhún. Ái dà, nặng quá, phải cần anh Hai xúm phụ. Bùng bục, bùng bục, đất xung quanh gốc mì trồi lên sụt xuống, từ từ vỡ ra theo sức nhổ của bốn cánh tay lực lưỡng. “Rạo” một phát, gốc cây mì cuối cùng cũng bật lên. “Trời, lúc nhúc củ, củ nào củ nấy mập căng, dài hàng nửa mét. Đất tốt quá”-ba quệt mồ hôi ròng ròng cười thỏa mãn. Mẹ đương nhiên mặt mày còn rạng rỡ hơn, bởi cái dự án “vỡ hoang bờ đất trồng mì” là do mẹ nghĩ ra mà!
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Chỉ mỗi cái bờ đất ấy thôi mà nhổ tới mấy gánh củ mì. Đang thời kinh tế khó khăn, số củ mì tăng gia kia đã giúp gia đình đông miệng ăn đỡ biết bao nhiêu tiền gạo. Không lo ngán, bởi củ mì có thể chế biến rất nhiều món. Thông thường nhất là nấu ăn tươi hoặc ghế cơm. Cũng có thể chế biến thành thức ăn bằng cách đem dạt mỏng nấu canh tép hoặc tôm nêm lá hẹ. Vậy nhưng “trường kỳ” ăn lâu ngán nhất vẫn là món bột mì đem làm bánh, nấu chè hoặc đơn giản chỉ là nhồi nước, ép thành bánh mỏng cho vào nồi hấp. Bánh bột mì ăn nhiều có hơi khó tiêu, nóng ruột; nhưng kệ đi, thời buổi khó khăn, có món bánh trong nhà để lai rai ăn vặt là mừng rồi.
Lâu lắm rồi tôi không ăn củ mì. Mẹ tôi giờ đã thành người thiên cổ. Khoảnh đất thổ lẫn bờ đất mẹ trồng mì ngày xưa giờ nằm sâu dưới những ngôi nhà cao tầng mới mọc sau khi địa phương quy hoạch mở rộng khu dân cư. Bể dâu chưa hết kiếp người đã diễn ra nhanh quá! Lan man chợt nghĩ: Không biết nếu mẹ giờ còn sống nhìn cảnh ấy mẹ sẽ vui hay buồn?
Y NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null