Nhớ hương rau má

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phố chuyển mùa, trời đỏng đảnh mưa nắng đan xen. Chiều qua dầm mưa về muộn, người tôi gai gai, rồi lâm râm sốt. Nhìn quanh thấy rổ rau má, tôi bỗng thèm được húp xì xụp một tô cháo nóng để vã mồ hôi. Sau 30 phút, tôi có cho mình tô cháo rau má nghi ngút khói, dậy thơm mùi ký ức.
Tuổi ấu thơ trôi qua vùn vụt theo từng góc rẫy phía Động Riềng. Các loại hàng rào gai tre, chiềng chiếng, cây căng lởm chởm gai không đủ để ngăn tôi vào hái trộm. Thời ấy, rau má là của để dành nên chủ rẫy giữ như giữ con gái. Tôi trèo rào vào, mắt lom lom nhìn ra phía cổng, tay thoăn thoắt “đào gốc trốc rễ”, ngực đập như trống bỏi, vài tiếng lá xạc xào trên nền đường cũng khiến tôi nín thở, giật mình, thấp thỏm. Có lần mải hái khi ngẩng đầu lên thấy bóng chủ rẫy thấp thoáng ngoài cổng, tôi nhét vội nắm rau vào sọt, rồi co giò chạy về góc rẫy nơi có đoạn hàng rào được khoét sẵn, để lại sau lưng tiếng chửi đầy bực dọc. Nhiều lần, chú Liễu-chủ rẫy đến tận nhà mắng vốn. Ba mẹ đứng nghe nén tiếng thở dài “Chúng tôi sẽ dạy lại cháu”. Tôi nép sau cửa thấy nét mặt đỏ ửng đầy cam chịu lẫn tủi hổ của ba mẹ nước mắt chực trào ra. Và, hôm sau, rẫy của chú Liễu được tôi “chăm sóc” với một mảng hàng rào lớn bị phá. Tôi mỉm cười đắc ý khi nghĩ đến vẻ mặt giận dữ pha lẫn sự bất lực của chú Liễu khi đứng trước dãy hàng rào.
Rau má được mẹ ngắt lấy lá và thân non rửa sạch hấp vào cơm. Anh em tôi hay gọi là cơm hoa, nó có màu xanh rêu, vị đăng đắng. Gặp bữa nhà còn ít gạo mẹ đem nấu cháo. Rau má được rửa sạch thái nhỏ, nước sôi, gạo vừa lúp búp mẹ bỏ rau vào, để chừng dăm phút rồi bưng xuống. Trong nhá nhem chiều muộn, nồi cháo lõng bõng nghi ngút khói, cả nhà tôi ngồi quây quần xì xụp húp. Vị rau má đăng đắng, ngòn ngọt, củ rau bùi giòn, hạt gạo lúp búp, deo dẻo quyện vào hương thơm của rau như xua đi những hạt mưa đang lọt thỏm vào mái tranh thấm dột.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Ngày ấy, nhà tôi nghèo lắm. Căn nhà lá đêm nằm thấy sao trời qua từng chỗ trống được mẹ cài bằng bao ni lông. Ba tôi nằm thở dài, trở mình liên tục. Người mẹ nhỏ thó, gánh gồng nuôi chồng con bằng những buổi chạy chợ từ nắm rau lang đến nải chuối, bước lầm lũi trên con đê dài khi trời chưa kịp sáng. Ba bỏ thuốc lá rồi quay sang đan lát. Anh em tôi phụ ba chặt tre, chẻ và uốn vành. Ba khéo tay và làm cẩn thận nên những thúng, mẹt, nong, sọt, rổ rá được bà con trong xóm đặt mua hết. Những lúc ấy, gương mặt ba sáng hẳn, những vết nhăn trên trán giãn ra, ba cười nhiều hơn và anh em tôi cũng ít bị đòn roi hơn.
Những tháng ngày ấy, anh em tôi đi khắp Động Riềng, trèo hết rẫy mì qua rẫy môn để hái rau má về chống đói. Và đến tận bây giờ, tôi dửng dưng trước những bàn ăn ê chề thức ngon vật lạ, nhưng lại háo hức trước những món ăn của hoài niệm. Thương một thời khốn khó, thương đôi vai mẹ chai sờn.
Tháng ngày qua vội vàng, rau má giờ hiện hữu đài các bằng dăm ngọn lưa thưa trên những đĩa rau nơi hàng quán. Cách ăn ấy không đủ để tôi cảm nhận được vẹn nguyên màu hoài niệm. Tết năm ngoái về quê hay tin chú Liễu mất, tôi ghé nhà thắp lên bàn thờ chú nén hương, nhìn di ảnh với gương mặt hiền hậu nghe lòng mình chùng lại. Cuộc sống giờ đủ đầy, tôi vẫn nhớ hương rau má, nhớ những ngày lang thang trên nẻo Động Riềng và cả tiếng chú văng vẳng bên tai. Rau má ơi, cho dại khờ một thuở/Tháng năm trôi theo giọt lệ tràn mi.
ĐÔNG HÒA

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.