"Nhớ con chim đa đa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bất ngờ giữa ban trưa thinh lặng, trong một con hẻm ở Pleiku cất lên tiếng gáy đa đa. Đó là con chim của những miền quê rừng rú, người hoài cổ nào đó cố kỳ công nuôi dưỡng. Tiếng chim ấy gợi nên một cảm giác yên bình nao nao, ngập tràn bao nhiêu kỷ niệm. Những ngày xa lắc xa lơ, chiến tranh, thiếu đói mà ngạt ngào yêu thương bỗng chốc tràn về.
Hồi chiến tranh chống Mỹ, dân vùng biển tản cư về quê tôi rất đông. Quê tôi là vùng bán sơn địa, xa quốc lộ 1A, xa biển nên khá an toàn. Dân biển tản cư (cũng gọi là đi sơ tán) ở ngay trong các gia đình miền sơn cước. Phần lớn phụ nữ, trẻ con được đưa đi, đàn ông khỏe mạnh vẫn bám biển.
Tôi quen rồi chơi thân với người bạn tên Được. Đến hồi đình chiến, Được thường lên quê tôi hái lá muồng (một loại chà là thân thấp, lá nhỏ) phơi khô, chở về biển quây cá trích. Lâu dần, lá muồng cũng trở nên hiếm hoi. Được bảo: “Mày hái lá muồng cho tao, hôm nào lên tao cho cuộn dây dù”. Thế là mừng hết biết!
Ngày ấy, dây dù rất hiếm, chịu nước tốt, lại có sức bền ít dây nào sánh được, dân miền biển dùng để vá lưới. Với bọn trẻ trâu chúng tôi, đó là loại sợi nhất hạng cho cái bẫy cò ke đánh đa đa.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Mùa hè, tầm trưa sang chiều, dọc theo các ngọn đồi bát úp lúp xúp bụi sim, mua, đuôi chồn... đa đa cất tiếng gáy vang thi thố nhau và tìm bạn tình. Cả vùng đồi hoang vu mênh mông có đến mấy chục con cùng cất tiếng đối đáp. Đa đa thuộc họ địa cầm, là chim trời bay được nhưng chỉ thích đi bộ trên mặt đất. Mỗi con trống thường làm chủ một khu vực nhỏ. Theo tiếng gáy thách thức ấy, chúng đi bộ, lần tìm tới nhau, đánh nhau để phân chia lãnh địa. 
Hình như nắng càng gắt, đa đa càng gáy thao thiết. Cả một miền quê âm u bỗng chốc rộn vang. Trên trời xanh, mấy con chim te vặt kêu nhao nhác. Dưới đất, ven các chân đồi, đa đa thả tiếng đến nao lòng. Phàm những con chim có nhan sắc, vẻ đẹp mĩ miều thì không biết hót; ngược lại, những con chim dáng vẻ thô mộc lại có tiếng hót tiếng gáy rất hay, sâu lắng mãi trong lòng người. Đa đa là loài như vậy.
Chim đa đa trưởng thành có thân hình tròn quay, ức nở, thịt chắc nịch. Toàn thân màu nâu xám pha đôi chút lông rằn. Con trống có những hàng cườm cổ. Chân thấp và nhỏ. Với người tinh nhìn địa thế ngọn đồi, sẽ biết nơi nào có bao nhiêu con chim đa đa, luồng lối nó đi về ra sao, đặt bẫy ở đâu con mồi sẽ dính.
Người đánh bẫy chuyên nghiệp thì dùng đa đa mồi và lưới sập, phải ngồi canh cả buổi. Bọn trẻ trâu thì đánh bẫy cò ke theo lối mòn. Rấp những hàng rào lá cây cành cây theo đường đồng mức để hướng đa đa đi theo ý mình. Thả bẫy xong thì về, cuối ngày mới đi thăm bẫy bắt chim.
Mỗi bữa đánh bẫy được mấy con đa đa trong lòng háo hức khôn kể. Niềm vui của sự may mắn, của sự giỏi giang tinh tỏ. Bao nhiêu là cảm xúc. Cái háo hức của sự đặt bẫy, cái thơm ngon của miếng thịt chim. Nhưng trên hết vẫn là tiếng gáy rền ngân những lưng đồi. Tiếng gáy ấy không lảnh lót như tiếng hót của chim sáo, chim yểng nhưng nó nồng ấm ngân nga mãi trong ký ức.
NHÂN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.