Nhịp chày ở Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tiếng chày giã gạo bên hiên nhà cùng với những thanh âm cuộc sống vào buổi chiều muộn đã níu giữ bước chân của chúng tôi ở lại làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang. Bởi lẽ, những hình ảnh sinh hoạt đời thường hết sức dung dị ấy từ lâu đã trở thành miền ký ức không dễ xóa nhòa.

Nhịp chày vang tới đêm khuya

Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Đinh Vong-nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Lang-chia sẻ: Trong những năm tháng cả nước đánh Mỹ, dân làng Hà Nừng nuôi giấu cán bộ, đóng góp lương thực để phục vụ kháng chiến. “Bà con đem lúa nhập kho của làng. Làng họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho người dân giữ gìn, bảo vệ. Hàng năm, mỗi chị em phụ trách giã 20 gùi lúa. Nhà tôi lúc đó được giao giã 80 gùi vì có 4 phụ nữ. Ban ngày, chị em lên rẫy trồng mì, trồng lúa, đến tối mới tập trung giã gạo. Tiếng chày cứ vang mãi từ chập tối đến đêm khuya”-ông Vong kể.

Giã gạo chày đôi. Ảnh: Phạm Quý

Giã gạo chày đôi. Ảnh: Phạm Quý

Theo ông Vong, hầu hết những chiếc cối được làm từ gỗ cây dổi già. Vì gỗ dổi mịn, nhẹ, dai nên thuận lợi cho việc đục đẽo. Hơn nữa thân gỗ bền chắc, có khả năng chống mối mọt. “Lâu và khó nhất là công đoạn tạo độ sâu lòng cối vì phải đáp ứng các yêu cầu: độ sâu vừa phải, nhẵn bóng, không bị cong vênh. Trong quá trình đẽo gọt, chúng tôi thường bỏ vào đó ít than củi đang cháy để đốt lòng cối thêm sâu, thao tác đẽo gọt cũng nhanh hơn và dễ căn chỉnh, tránh vênh, méo”-ông Vong chia sẻ. Với người Bahnar ở Hà Nừng, cối giã không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn thân thuộc như người bạn. Nhiều gia đình còn chạm khắc hoa văn bên ngoài và trên miệng cối nhìn rất đẹp. Những mẫu hoa văn đủ kiểu tùy theo sở thích, cảm hứng và cả tài hoa của người tạo tác.

Cối giã thì không thể thiếu chày, có gia đình còn làm đến 4-5 chiếc chày để thuận tiện trong sử dụng. Gỗ dùng làm chày được lấy từ loại cây xoay hoặc anhec với ưu điểm là độ bền cao. “Mỗi chiếc chày thường dài từ 80 cm đến 1,5 m; thân chày to tròn bằng bắp chân người lớn và khoảng giữa gọt thuôn nhỏ lại bằng bắp tay người trưởng thành để cầm nắm thuận tiện khi sử dụng”-ông Đinh Văn Đoàn chia sẻ.

Những thanh âm cuộc sống

Sau một hồi miệt mài giã gạo, bà Đinh Thị Nhép ngưng nhịp chày, khom người kiểm tra. Rồi bà lại cặm cụi giã tiếp. Mồ hôi thấm ướt lưng áo nhưng khuôn mặt người phụ nữ 52 tuổi vẫn nhẹ nhàng, thư thái. Chừng 30 phút sau, bà Nhép nghiêng cối đổ toàn bộ số gạo lẫn cám ra chiếc nia, tiếp tục sàng sảy cho đến khi gạo sạch trấu, sạch thóc.

Bà Đinh Thị Hép (bìa phải) và bà Đinh Thị Nhép giã gạo chuẩn bị cho một đám cưới trong làng. Ảnh: Đinh Yến

Bà Đinh Thị Hép (bìa phải) và bà Đinh Thị Nhép giã gạo chuẩn bị cho một đám cưới trong làng. Ảnh: Đinh Yến

Bà Nhép cũng không biết chính xác chiếc cối giã gạo có từ bao giờ, chỉ biết từ đời này sang đời khác, việc giã gạo nấu cơm cho các thành viên trong gia đình đều do người phụ nữ đảm nhận. “Để hạt gạo tách vỏ mà không bị gãy, vỡ thì tư thế đứng, động tác và lực ở cổ tay rất quan trọng. Hai chân đứng vững, tay cầm chày chắc chắn, dùng lực vừa phải, lên xuống nhịp nhàng. 2-3 người có thể cùng giã 1 cối nhưng phải nhịp nhàng nếu không sẽ va vào nhau, hư cối, nát gạo, cơm nấu cũng không ngon”-bà Nhép chia sẻ. Rồi bà cho biết thêm, ngoài giã lúa thành gạo nấu cơm, chiếc cối gỗ còn góp phần tạo nên nhiều món ăn phong phú, trong đó có món tơ pung (bột canh). “Hạt gạo sau khi được đem đi ngâm trong nước 10-15 phút. Gạn sạch nước, bỏ gạo ngâm vào cối tiếp tục giã cho đến khi hạt gạo vỡ nát gần thành bột thì lấy ra. Bột gạo nấu với xương heo, xương bò thì ngon lắm. Nhiều người thích ăn món tơ pung nên trong đám cưới, đám tang và lễ hội của làng mới có”-bà Nhép bộc bạch.

Bước qua tuổi “xưa nay hiếm”, chiếc cối giã được bà Đinh Thị Hép giao lại cho con gái tiếp tục sử dụng. Bây giờ, chỉ vào mùa thu hoạch, bà mới dùng đến chúng và tự tay giã cốm để mừng lúa mới. Bà Hép trải lòng: “Bây giờ, máy xay xát nhiều nhưng nhà mình vẫn dùng cối gỗ để giã lúa mỗi ngày, vì ai cũng thích ăn cơm nấu từ gạo giã. Hạt gạo sau khi giã vẫn ít nhiều còn lớp vỏ cám, khi nấu thành cơm rất thơm, càng nhai càng thấy ngọt. Chỉ cần ăn với muối ớt thôi cũng ngon. Lúa đem giã ủ thành rượu cần uống thì càng ngon ngọt và thấm hơn so với rượu được ủ từ nguyên liệu là gạo xay xát”.

Theo ông Đinh Văn Phơng-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Nừng: Làng có 132 hộ dân, 99% là người Bahnar và khoảng 60% hộ dân vẫn gìn giữ, sử dụng chiếc cối gỗ trong cuộc sống hàng ngày. “Hàng năm, dân làng vẫn duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó có thi nấu ăn. Vật dụng các đội mang theo không khi nào thiếu chiếc cối và chày gỗ”-ông Phơng cho biết.

ĐINH YẾN - PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null