Nhìn từ Pleiku: Người Việt-những thói xấu nơi công cộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những khu du lịch từ Bắc chí Nam như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Chùa Rô (An Giang)… ngập trong rác. Nam thanh, nữ tú đua nhau trèo qua hàng rào để tiến sát sân khấu, hay leo lên nhún nhảy phá nát xe ô tô trong đêm đại nhạc hội EDM diễn ra tại TP.Vũng Tàu…

Dù không còn khiến người ta sửng sốt song những hình ảnh xuất hiện trong dịp nghỉ lễ 2-9 vừa qua một lần nữa phơi bày thói quen “xấu xí” của người Việt nơi công cộng. Trong số ấy, có 3 thói quen đã được “điểm mặt, chỉ tên” là: xả rác bừa bãi, nói chuyện ồn ào và chen lấn, xô đẩy.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vài năm trở lại đây, những người mê du lịch vẫn truyền tai nhau một câu nói khá nổi tiếng khi đến một vùng đất nào đó: “Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân”. Thế nhưng, năm nào cũng vậy, cứ sau mỗi kỳ nghỉ lễ hay các sự kiện lễ hội, trên mạng xã hội và các trang báo điện tử lại nhan nhản hình ảnh về những khu du lịch, địa điểm công cộng ngập đầy rác. Chẳng nói đâu xa mà ngay tại Gia Lai, tình trạng xả rác bừa bãi cũng diễn ra thường xuyên. Chỉ cần đến các điểm du lịch, khu vui chơi như: Biển Hồ, Công viên Diên Hồng, Công viên Đồng Xanh… sau kỳ nghỉ lễ hay tới núi lửa Chư Đăng Ya mỗi mùa dã quỳ nở, ta sẽ thấy cơ man rác mà du khách bỏ lại.

Mà nào đâu chỉ mỗi dịp lễ, Tết, cũng nào chỉ riêng các điểm du lịch, khu vui chơi, xả rác bừa bãi đã trở thành thói quen hàng ngày của đại đa số người Việt. Chẳng thế mà bây giờ, đi đến đâu ta cũng thấy rác. Đến nỗi có cảm tưởng như ai cũng sẵn sàng vứt rác ra không gian công cộng chỉ cốt sao giữ riêng cho nhà cửa của mình được sạch sẽ.

Cùng với xả rác bừa bãi, người Việt còn có một thói quen xấu xí khác là nói chuyện ồn ào nơi công cộng. Trong cuốn sách nổi tiếng “Văn minh Việt Nam” xuất bản năm 1944, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã viết: “Người nông dân Việt Nam rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác, và thích nên danh nên giá”. Hơn nửa thế kỷ sau, điều Nguyễn Văn Huyên viết không còn chỉ đúng với người nông dân mà đúng với hầu hết người Việt Nam. Có điều, cái để nhiều người Việt tỏ ra “nổi bật trước mắt kẻ khác” lại chẳng có gì hay ho, đó là cách gây ồn ào mọi lúc mọi nơi, từ nói chuyện riêng trong lớp học, nhỏ to trong hội nghị, hội thảo hay hô hét trong quán nhậu… Sự ồn ào này với phần đông người Việt có thể là bình thường, nhưng trong con mắt người nước ngoài thì nó gây cảm giác khó chịu và khiến chúng ta ít nhiều trở nên xấu xí, lố bịch.

Một thói quen xấu xí nữa của người Việt nơi công cộng là chen lấn, xô đẩy. Có người bảo rằng, người Việt chỉ xếp hàng khi bị bắt buộc. Điều này hoàn toàn đúng bởi ở những nơi không có quy định xếp hàng, hoặc có quy định nhưng không có lực lượng kiểm soát, người Việt vẫn “mạnh ai nấy chen”. Hình ảnh này ta có thể thấy ở hầu hết các nơi, từ trường học, bệnh viện, bến xe, nhà ga, đặc biệt là các lễ hội như lễ khai ấn đền Trần, lễ hội Đền Hùng… Ai cũng muốn chọn cho mình một chỗ đứng, chỗ ngồi tốt hơn người khác; ai cũng muốn việc mình cần được giải quyết nhanh hơn người khác nên họ mặc nhiên chen lấn, xô đẩy. Đáng buồn là giải thích cho việc làm thiếu văn hóa này, nhiều người cho rằng “tại thấy ai cũng thế”.

Vì đâu người Việt lại có những thói quen xấu xí nơi công cộng như vậy? Trả lời câu hỏi này cho thấu đáo là một điều không hề dễ dàng. Nhưng theo cá nhân tôi, nguyên nhân đầu tiên là bởi người Việt vẫn chịu sự chi phối của cái gọi là “tâm lý đám đông”, nghĩa là thấy người ta làm được thì mình cũng làm được, không cần phải bận tâm cân nhắc điều đó là đúng-sai, hay-dở. Bên cạnh đó, nói theo cách của nhà văn Tạ Duy Anh trong một bài viết ngay sau vụ hôi bia ở Đồng Nai cuối năm 2013, những thói quen này hình thành là bởi nhiều người không có cảm giác “về sự xấu hổ”. Tạ Duy Anh cho rằng, “cảm giác này mang tính di truyền văn hóa, nhưng phần nhiều là do giáo dục”.

Những thói quen xấu xí của người Việt nêu trên không phải bây giờ mới được chỉ ra mà đã được nhắc đến từ lâu. Vậy tại sao nó vẫn tồn tại, vẫn diễn ra hàng ngày và chưa có dấu hiệu chấm dứt? Phải chăng là vì, như nhà văn Tạ Duy Anh viết, chúng ta còn chưa “giáo dục cho con em mình về những việc làm đáng xấu hổ mà một người có văn hóa, một công dân chân chính không được phép nhúng tay vào”?

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null