Nhiếp ảnh gia Nick Út được Tổng thống Trump tặng Huân chương Nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phóng viên ảnh gốc Việt Nick Út, tên tuổi gắn liền với bức ảnh “Em bé Napalm” và từng nhận giải thưởng cao quý Pulitzer, vừa được Tổng thống Donald Trump trao tặng Huân chương Nghệ thuật Quốc gia tại Nhà Trắng.

Nick Út sinh ngày 29-3-1951, tên khai sinh là Huỳnh Công Út, quê quán tại tỉnh Long An. Ông bắt đầu làm phóng viên ảnh đại diện cho hãng AP tại Việt Nam vào những năm 1960. Anh trai của ông Út cũng từng là phóng viên chiến trường của AP nhưng mất sớm trong lúc tác nghiệp. Ông Út về hưu vào cuối tháng 3-2017.

Bức ảnh bé gái 9 tuổi Kim Phúc trần truồng vừa chạy vừa kêu cứu từ một ngôi làng vừa bị phi cơ Mỹ ném bom napalm ở Tây Ninh đã góp phần thay đổi cách nhìn của thế giới về cuộc chiến Việt Nam. Nó cũng là bức ảnh đem lại cho ông Nick Út giải thưởng Putlitzer năm 1972. Nick Út chụp bức ảnh "Em bé Napalm" lúc 21 tuổi và bức ảnh chụp vào ngày 8-6-1972. Nick Út từng có lần kể rằng ông bật khóc khi trông thấy Phúc chạy lại từ xa.

 

Ông Nick Út nhận Huân chương Nghệ thuật Quốc gia từ Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Facebook Nick Ut
Ông Nick Út nhận Huân chương Nghệ thuật Quốc gia từ Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Facebook Nick Ut


Nhận xét về bức ảnh "Em bé Napalm", Peter Arnett - phóng viên chiến trường từng đạt giải Pulitzer năm 1966 - cho biết: "Bức ảnh lột tả rõ rệt điều đã trở thành một chuyện thường gặp tại Việt Nam những năm đó - bom napalm trút xuống các ngôi làng hẻo lánh, người dân thường bị sát hại và sợ hãi bởi cuộc chiến, những bức ảnh mà chúng tôi hiếm khi có được trong quá khứ".

Nick Út kể với tờ The Orange County Register rằng có lần diễn viên Warren Beatty gọi ông ra một góc riêng tư bên lề sự kiện Đại lộ Danh vọng của Hollywood và hỏi chuyện ông về bức ảnh "Em bé Napalm" suốt 30 phút.

Còn nữ diễn viên Joan Collins sau khi biết chính ông là phóng viên chụp tấm hình "Em bé Napalm" đã khui một chai rượu để mời ông trong một buổi chụp hình tại nhà riêng. Ông Nick Út cho biết thái độ của bà Collins hôm đó thân thiện hơn hẳn so với ngày ông chụp hình bà tại phiên xét xử ly dị với chồng.

 

Bức ảnh
Bức ảnh "Em bé Napalm" nổi tiếng. Ảnh: AP


Ông Nick Út còn chụp các ngôi sao Hollywood trong nhiều sự kiện thảm đỏ hay theo chân họ tới tòa án xét xử vì hành vi phạm tội. Có thể kể đến như vụ án nam diễn viên Robert Blake giết vợ, ông hoàng nhạc pop Michael Jackson bị kiện vì lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Trong những vụ việc này ông Nick Út chụp ảnh Robert Blake thổn thức sau khi tòa kết luận ông không giết vợ, Michael Jackson đang nhảy trên một nóc một chiếc xe hơi đỗ bên ngoài tòa án, hay như bức ảnh Paris Hilton đẫm nước mắt khi biết mình sẽ phải ngồi tù vì vi phạm luật luật giao thông năm 2007.

Theo Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.