Nhân lên những giá trị tốt đẹp từ tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trong nhiều năm qua đã từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

 

Bác Hồ trò chuyện với dân làng Lâm Xuyên, tỉnh Bắc Giang, sau phong trào Cải cách ruộng đất năm 1955. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Bác Hồ trò chuyện với dân làng Lâm Xuyên, tỉnh Bắc Giang, sau phong trào Cải cách ruộng đất năm 1955. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)



Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong nhiều năm qua đã từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Từ đó, nhiều điểm sáng, tấm gương điển hình, mô hình mới, cách làm sáng tạo đã xuất hiện, tạo sức lan tỏa, khơi dậy được niềm tin, nhiệt huyết và lý tưởng từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi cán bộ, đảng viên.

Sống trọn đời theo lời Bác dạy

Đã ở tuổi 91 nhưng ông Nguyễn Bá Sáu (xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Đã qua nhiều năm, thế nhưng khi kể về câu chuyện được gặp Bác, ông Sáu vẫn bồi hồi nhớ rất rõ từng thời gian, từng lời Bác nói, Bác căn dặn.

Lần thứ nhất ông được gặp Bác là vào năm 1957, đơn vị ông được lệnh đi bảo vệ một buổi nói chuyện. “Từ trong Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng, Bác bước ra với trang phục kaki trắng, đầu đội mũ và chân đi đôi dép cao su. Bác bước đi nhanh nhẹn, vừa đi vừa lấy mũ vẫy chào bà con. Sau đó, bà con ở dưới hô to “Hồ Chủ tịch muôn năm”, ông Sáu nhớ lại.

Rồi ông kể tiếp: “Tôi vẫn còn nhớ tình huống thấy mọi người cứ xì xào hỏi nhau chuyện gì, Bác mới quay sang bảo đồng chí Đỗ Mười đi cùng tìm hiểu xem bà con đang muốn hỏi gì. Đồng chí Đỗ Mười mới bảo là bà con thắc mắc sao Bác không đi giày mà lại đi dép cao su. Bác nói trên micro rất to rằng: “Thưa đồng bào, đôi dép cao su này đã theo tôi suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ giống như người bạn nên bây giờ đi đâu cũng phải mang theo”.

Điều mà ông Sáu ấn tượng mãi chính là hình ảnh Bác Hồ trên đường đến Nhà hát đã gặp chị lao công đang miệt mài làm việc. Bác đã xuống xe và ân cần dặn dò chị lao công. Quá bất ngờ khi được Bác hỏi thăm, động viên, chị lao công đã xúc động bật khóc.

Năm 1964, ông Nguyễn Bá Sáu lại vinh dự được gặp Bác Hồ lần thứ hai khi chuyển công tác về Cục An ninh quân đội. Ngay khi Bác đến thăm đơn vị, Người đã xuống bếp ăn để kiểm tra. Bác xắn tay áo, thò tay vào chậu nước, thấy có nhiều cơm cháy, Người phê bình nhà bếp để thừa cơm lãng phí trong khi dân còn đói… Bác cẩn thận dặn dò những việc nhỏ nhất như bếp trưởng phải chế biến món ăn cho ngon miệng, để bộ đội ăn hết khẩu phần, mới có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ nhân dân giao phó. Bác đi thăm nơi ở, nơi làm việc của cán bộ rồi thăm cả vườn rau, chuồng nuôi lợn. Bác đi đến đâu dặn dò cán bộ đến đó.

“Những cử chỉ, hành động dù là nhỏ nhất của Bác cũng khiến tôi nhớ mãi cho đến bây giờ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ và tâm niệm phải luôn làm theo lời căn dặn của Bác,” ông Nguyễn Bá Sáu tâm sự.


 

Các nhà tài trợ tặng quà cho nông dân Hoa Xuân Tứ (bên phải), người bị mất cả hai cánh tay từ nhỏ, một tấm gương vượt khó tiêu biểu đã được gặp Bác Hồ năm 1966. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các nhà tài trợ tặng quà cho nông dân Hoa Xuân Tứ (bên phải), người bị mất cả hai cánh tay từ nhỏ, một tấm gương vượt khó tiêu biểu đã được gặp Bác Hồ năm 1966. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)



Đối với “người nông dân không tay” Hoa Xuân Tứ (xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), lần duy nhất được gặp Bác Hồ đã để lại trong ông những ấn tượng sâu sắc không thể nào quên.

Mất hai cánh tay từ khi còn nhỏ, với ý chí, nghị lực vươn lên, ông Tứ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Nghị lực của ông đã biến cằm, vai và đôi chân của mình như hai bàn tay để làm việc như bao người bình thường khác. Ông Tứ từng được tham dự Đại hội Anh hùng, chiến sỹ thi đua chống Mỹ cứu nước toàn quốc vào năm 1966 và vinh dự được gặp Bác Hồ.

Ông Hoa Xuân Tứ nhớ lại: “Bác ân cần thăm hỏi hoàn cảnh gia đình của từng bạn rồi thưởng kẹo. Bác đặt tay lên vai tôi rồi nói: Cho Bác gửi lời hỏi thăm bạn bè, bố mẹ, thầy cô của các cháu. Chúc mọi người sức khỏe và công tác tốt. Các cháu là những mầm non của đất nước, các cháu phải cố gắng nhiều hơn nữa, trở thành người có ích cho đất nước, có ích cho xã hội.”

Những cảm xúc thiêng liêng với Bác đã theo ông Tứ trong suốt cuộc đời, là động lực để ông vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. “Tôi nguyện sống trọn đời theo lời dạy của Bác đó là "Tàn nhưng không phế”- ông Tứ chia sẻ.

Gần dân, sát dân

Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình ảnh mẫu mực về phong cách lãnh đạo, làm việc gần dân, sát dân. Nhờ đó mà đi đến đâu, Người cũng nhận được nhiều tình cảm quý mến, kính trọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Học tập và làm theo Bác, nhiều cán bộ lãnh đạo đã gần gũi với dân, qua đó tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với người dân.

Tháng 3/2020, phố Trúc Bạch (Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) bị cách ly do có bệnh nhân mắc COVID-19 sống tại đây. Người dân hoang mang vì sự việc này chưa từng xảy ra từ trước đến nay. Trăn trở với nỗi lo của người dân, các cán bộ lãnh đạo phường mặc dù không phải đối tượng bị cách ly nhưng đã chuyển hẳn vào khu cách ly để cùng bà con vượt qua khó khăn.

Trong suốt 14 ngày cách ly, cán bộ đã gặp gỡ, động viên, chia sẻ với những vướng mắc, khó khăn của người dân để kịp thời tháo gỡ. Lực lượng dân quân, công an chốt trực 24/24 giờ, hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm cần thiết và đáp ứng các nhu cầu khác. Sự hợp tác giữa chính quyền và người dân đã giúp vượt qua khủng hoảng.

Ông Nguyễn Dân Huy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trúc Bạch chia sẻ: “Qua việc cách ly này đã giúp chúng tôi thấu hiểu, đồng cảm hơn với bà con nhân dân. Để thành công trong công việc, chống dịch COVID-19, việc quan trọng nhất là tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm, ủng hộ và tham gia từ phía người dân. Khi toàn dân ủng hộ, đoàn kết, những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị-kinh tế-xã hội sẽ được triển khai tốt. Chỉ cần người dân đồng lòng, ủng hộ chính quyền thì công tác phòng chống dịch dù có khó khăn đến mấy cũng thành công".

 

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người trực tiếp chỉ đạo và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 suốt thời gian qua. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người trực tiếp chỉ đạo và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 suốt thời gian qua. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)



Câu chuyện của bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lại đem đến góc nhìn đầy xúc động về “những ngày không thể quên” của các y, bác sĩ tuyến đầu trên mặt trận chống dịch COVID-19, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Vượt qua khó khăn, các y, bác sỹ đã nỗ lực hết mình, gác lại những tình cảm, cuộc sống cá nhân, vì mục tiêu cao nhất là điều trị cho người bệnh, không để bệnh nhân nào thiệt mạng, góp phần quan trọng vào bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

“Vất vả, mệt mỏi nhưng ghi nhớ lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu năm 1955: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang,” đội ngũ y bác sỹ chúng tôi lại gắng hết sức mình điều trị cho người bệnh. Quan tâm, hết lòng là phương thuốc chữa bệnh “xa dân”, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp cho biết.

Những tấm gương sáng về học tập và làm theo Bác, những câu chuyện cảm động về tinh thần trách nhiệm với dân, với nước, với công việc được giao… đang và sẽ được lan tỏa trong đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước.


 

 

Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.