Nhà văn Lê Văn Thảo qua đời

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo tin từ trang cá nhân của đạo diễn Lê Văn Duy, anh trai của ông - nhà văn Lê Văn Thảo - đã trút hơi thở cuối vào lúc 1 giờ ngày 21-10 tại nhà riêng (số 162/5 đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. HCM), hưởng thọ 77 tuổi.
 

 

Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1-10-1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An . Ông lớn lên ở An Giang, sau đó lên Sài Gòn học Đại học Khoa học tự nhiên.

Năm 1962 ông thoát ly lên chiến khu làm công tác văn hóa văn nghệ. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1965 với đề tài nông thôn, chiến tranh du kích. Năm 1968, ông tham gia chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn.

Sau năm 1975 ông về công tác ở Hội nhà văn TP. HCM. Ông từng giữ cương vị Phó Tổng Biên tập tạp chí Văn nghệ TP. HCM; Chủ tịch Hội nhà văn TP. HCM từ năm 2000-2010, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam khóa VII (2005-2010)

Có thể nói, cùng với nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Anh Đức thì nhà văn Lê Văn Thảo được đánh giá là nhà văn có bút pháp điêu luyện. Bằng nhiều tác phẩm của mình, ông đã góp phần lớn cho diện mạo văn học Việt Nam, nhất là trong giai đoạn từng bước hội nhập với văn hóa thế giới, tạo sức hút mạnh mẽ đối với bạn đọc.

Ông là một tài năng hiếm hoi trong làng văn học Việt Nam ở tuổi cao vẫn miệt mài sáng tác. Những tác phẩm văn học của ông cho đến bây giờ vẫn chiếm cảm tình của số đông các thế hệ bạn đọc như: "Đêm Tháp Mười" (1972), "Ông cá hô" (1995), "Một ngày và một đời" (1997), "Con mèo" (1999), "Cơn giông" (2002), "Truyện ngắn chọn lọc" (2003). Trong đó, có tác phẩm “Ông cá hô” đã từng được dàn dựng thành phim, đem lại vai diễn ấn tượng cho cố NS Lê Vũ Cầu trong bộ phim này.

 

NS Lê Vũ Cầu trong bộ phim
NS Lê Vũ Cầu trong bộ phim "Ông cá Hô".

Nhà văn Bích Ngân đã từng viết: "Ở tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Lê Văn Thảo khi ông đã ngoài 70, ông không chỉ nói về những xô đẩy của thời cuộc, của lòng người; cũng không dừng lại việc mô tả sự khốc liệt của chiến tranh với hậu quả cuộc chiến với những mảnh bom và những phận người sau chiến tranh cùng những tàn dư sót lại khi cuộc chiến đã kết thúc, mà còn như là sự mở ra cho một cuộc đối thoại, một cuộc đối thoại lớn về phận người, về nhân dân và cả nhân loại. Từng con người, những con người, cả cộng đồng và lớn hơn nữa đã bị xô đẩy, bị lưu đày, bị lưu lạc khiến mất mình, tha hóa, vong thân. Thấp thoáng đây đó trong tập truyện, phải chăng là sự gợi ý, đề xuất về sự bao dung, chấp nhận nhau, đối thoại chân thành để tìm kiếm sự hòa giải nhằm đạt đến sự hòa hợp của con người, nhân dân và nhân loại? Và đây đó ở tập truyện ngắn này, vẫn là những ưu tư ngàn đời của con người: từ đâu đến, đến để làm gì, rồi sẽ đi về đâu…Những ưu tư góp phần làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của tập truyện “Nhỏ con có thôi đi không?”.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Văn Thảo đã được trao nhiều giải thưởng như: Giải A tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2006, Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm "Con đường xuyên rừng", "Tuyển tập truyện ngắn".

Theo nld

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.