Nhà thờ trên đồi ở Đà Lạt hút khách nhờ màu hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với kiến trúc phương Tây kết hợp bản địa cùng màu sơn hồng, nhà thờ Mai Anh ở Đà Lạt thu hút du khách khắp nơi.
 

 
Nhà thờ Domaine de Marie còn có tên khác là Mai Anh, do công trình nằm trên ngọn đồi mọc đầy hoa mai anh đào. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là điểm du lịch nổi tiếng. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra nhiều phía để ngắm thành phố sương mù.
Nhà thờ Domaine de Marie còn có tên khác là Mai Anh, do công trình nằm trên ngọn đồi mọc đầy hoa mai anh đào. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là điểm du lịch nổi tiếng. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra nhiều phía để ngắm thành phố sương mù.
Nhà thờ được xây trên mảnh đất có tổng diện tích là 12 ha, cách trung tâm Đà Lạt khoảng một km về phía tây nam. Công trình kiến trúc này được xây dựng theo phong cách châu Âu kết hợp với kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa vùng Tây Nguyên. Tiền đình nhà thờ có hình như một tam giác cân, trên đỉnh nhọn của mái gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn, một chi tiết thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ 17.

Nhà thờ được xây trên mảnh đất có tổng diện tích là 12 ha, cách trung tâm Đà Lạt khoảng một km về phía tây nam. Công trình kiến trúc này được xây dựng theo phong cách châu Âu kết hợp với kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa vùng Tây Nguyên. Tiền đình nhà thờ có hình như một tam giác cân, trên đỉnh nhọn của mái gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác.

Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn, một chi tiết thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ 17.

Khởi công vào những năm 1940 đến năm 1944, công trình được hoàn thành nhờ số tiền do bà Suzanne Humbert, phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux đứng ra quyên góp từ giáo dân.
Khởi công vào những năm 1940 đến năm 1944, công trình được hoàn thành nhờ số tiền do bà Suzanne Humbert, phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux đứng ra quyên góp từ giáo dân.
Mái nhà thờ cách điệu theo kiểu mái nhà rông Tây Nguyên được lợp ngói màu đỏ. Bố cục kiến trúc nhà thờ được cho là thoát ra hẳn những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc tôn giáo tại châu Âu. Domain de Marie không có tháp chuông như những nhà thờ khác.
Mái nhà thờ cách điệu theo kiểu mái nhà rông Tây Nguyên được lợp ngói màu đỏ. Bố cục kiến trúc nhà thờ được cho là thoát ra hẳn những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc tôn giáo tại châu Âu. Domain de Marie không có tháp chuông như những nhà thờ khác.
Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Những bức tường xây bằng đá có khung cửa sổ theo kiểu kiến trúc đặc trưng của miền Bắc nước Pháp thế kỷ 17.
Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Những bức tường xây bằng đá có khung cửa sổ theo kiểu kiến trúc đặc trưng của miền Bắc nước Pháp thế kỷ 17.
 Một điểm chú ý khác của nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạc theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Janchère thiết kế. Tượng cao 3 m, nặng 1 tấn được làm vào năm 1943, do bà Suzanne tiến dâng. Trong ảnh là cảnh giáo dân sinh hoạt bên trong thánh đường.
Một điểm chú ý khác của nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạc theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Janchère thiết kế. Tượng cao 3 m, nặng 1 tấn được làm vào năm 1943, do bà Suzanne tiến dâng. Trong ảnh là cảnh giáo dân sinh hoạt bên trong thánh đường.
Trên khuôn viên rộng lớn được bao quanh bởi những hàng thông, nhà thờ Domaine de Marie được thiết kế theo một cụm kiến trúc liên hoàn bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện của nữ tử Bác Ái Vinh Sơn. Từ khi hoàn thành đến nay, nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường, sáng rực lên khi có ánh mặt trời chiếu vào. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng thu hút đông du khách ghé thăm nơi này.
Trên khuôn viên rộng lớn được bao quanh bởi những hàng thông, nhà thờ Domaine de Marie được thiết kế theo một cụm kiến trúc liên hoàn bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện của nữ tử Bác Ái Vinh Sơn. Từ khi hoàn thành đến nay, nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường, sáng rực lên khi có ánh mặt trời chiếu vào. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng thu hút đông du khách ghé thăm nơi này.
 Hương Giang, một du khách chia sẻ, tuy không phải là giáo dân nhưng bạn rất ấn tượng với nhà thờ này.
Hương Giang, một du khách chia sẻ, tuy không phải là giáo dân nhưng bạn rất ấn tượng với nhà thờ này. "Mình đã hơn một lần đến đây. Lần nào bước vào bên trong thánh đường mình đều cảm thấy nhẹ nhàng và bình yên. Kiến trúc bên ngoài cũng rất đẹp để chụp ảnh lưu niệm", Giang nói.
Trước năm 1975, nhà thờ còn nổi tiếng với các hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi với sự tham gia của hơn 50 nữ tu. Hiện tại, các công tác xã hội như chăm sóc trẻ em chậm phát triển, giúp đỡ trẻ mồ côi, chữa bệnh cho người nghèo... vẫn thường xuyên diễn ra tại nhà thờ. Du khách có thể ghé tham quan nhà thờ vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, đẹp nhất là sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn.

Trước năm 1975, nhà thờ còn nổi tiếng với các hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi với sự tham gia của hơn 50 nữ tu. Hiện tại, các công tác xã hội như chăm sóc trẻ em chậm phát triển, giúp đỡ trẻ mồ côi, chữa bệnh cho người nghèo... vẫn thường xuyên diễn ra tại nhà thờ.

Du khách có thể ghé tham quan nhà thờ vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, đẹp nhất là sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn.



Di Vỹ (VNE)
Ảnh: Hồng Hà

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.