Nhà ống ở đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở đô thị, đất đai đắt đỏ nên việc xây nhà ống không còn là chuyện lạ với nhiều người, dẫu không gian sống có phần chật hẹp.
Nhà ống, nhà thương mại liên kế là cách gọi thường thấy đối với khối nhà ở được xây trên đất quy hoạch cho cả một khu phố, đô thị mới, khu vực được cải tạo lại sầm uất nhưng hạn chế về diện tích. Nhà ống thường được bố trí trên các khu đất mặt tiền, gắn liền với các tuyến giao thông, thuận lợi cho việc kinh doanh. Nhiều thành phố còn tiết kiệm diện tích nhà ống ở mức tối đa chỉ 100 m2 (4 m x 25 m) cho mỗi lô đất để xây nhà ở.
Ở Pleiku, quy hoạch phân lô các khu đất như: Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật (cũ) và Xí nghiệp bánh kẹo (trước đây) trên đường Phạm Văn Đồng là một ví dụ. Còn khu tái định cư Trà Đa đến giờ tìm cũng không có căn biệt thự nào. Anh Nguyễn Dũng (thôn 5, xã Trà Đa) cho rằng: “Hơn 15 năm hình thành nhưng khu tái định cư Trà Đa đến giờ cũng không thay đổi nhiều. Khu vui chơi giải trí, chợ, trường học chỉ có… trên giấy”. Hiện nay, Dự án khu dân cư Thống Nhất (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) đang dần hình thành được quy hoạch phân lô đấu giá bán nền có diện tích cũng hạn chế vì giá đắt đỏ. Tuy rằng, việc quy hoạch có khang trang hơn, nhưng đối với một đô thị mới chúng ta cũng cần lắm những khu biệt thự hiện đại tạo ra nét độc đáo của một vùng đất.
Dự án khu dân cư Thống Nhất (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Ảnh: Huỳnh Lê
Dự án khu dân cư Thống Nhất (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Ảnh: Huỳnh Lê
Nét đặc trưng của nhà ống chỉ có không gian phía trước, phía sau và hai bên lại gối vào căn nhà ống tương tự. Vì nhà liền kề không có không gian hở nên thiếu ánh sáng tự nhiên, nếu không bật điện thì những căn phòng trong ngôi nhà ống cứ tối om om. Chưa hết, phần lớn kiến trúc cửa mặt tiền nhà ống đều bằng khung sắt, nhôm kết hợp với ốp đá, alu để trang hoàng sau khi xây xong.
Đô thị Pleiku cũng có những căn biệt thự xen kẽ nhưng rất ít và phần lớn đã có từ lâu. Việc xây biệt thự thì vô cùng đắt đỏ và chỉ những gia đình giàu có mới đủ điều kiện. Điều đó không có nghĩa rằng Pleiku không quy hoạch cho những đối tượng đó hay vì quá ít nhu cầu. Xã hội phát triển thì tất yếu nhà ở biệt thự vẫn có đối tượng. Dạo quanh một số khu vực thuộc xã Trà Đa, Diên Phú, chúng ta dễ dàng bắt gặp một vài ngôi biệt thự vô cùng hoành tráng. Ông Đỗ Việt Hưng-Giám đốc Sở Xây dựng-cho biết: Đô thị Pleiku có những tồn tại lịch sử và phân khúc nhà ở liên kế là tương đối phù hợp với điều kiện sống của người dân. “Nhiều năm trở lại đây, Gia Lai đã chú trọng đến công tác lập, quản lý quy hoạch và phủ kín quy hoạch xây dựng chi tiết để định hướng phát triển đô thị trong tương lai, trong đó có tỷ lệ nhất định về đất ở dành cho xây dựng biệt thự; đảm bảo không gian xanh, đường nội bộ rộng rãi có cây xanh, hài hòa với môi trường thiên nhiên. Dạng nhà ở này được quy hoạch, thiết kế phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng và nhu cầu sống ngày càng cao của người dân. Đồng thời, chính quyền luôn quan tâm đến tính hiện đại, đồng bộ của đô thị Pleiku, một đô thị “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, hướng về tương lai”-ông Hưng nhấn mạnh.
Bởi vậy, bên cạnh chính sách đất đai phù hợp, chúng ta cần có chủ trương về diện tích xây dựng biệt thự cho một đô thị tương lai. 
HUỲNH LÊ

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.