Nhà đầm Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ xa xưa, người Bahnar ở khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai thường đi làm rẫy rất xa, cách nhà hàng chục cây số đường rừng, việc đi lại trong thời vụ rất vất vả và mất nhiều thời gian. Để thuận tiện cho việc canh tác, người Bahnar đã hình thành một cách bán trú giữa rừng rẫy, đó là sống ở nhà đầm.
Làng của người Bahnar thường quần cư cheo leo ở các lưng núi, sườn đồi. Đó là những nơi đất thường dốc, khô ráo, nhưng gần giọt nước, thuận tiện cho sinh hoạt. Những ngôi nhà thường quây kín lấy nhau, vừa gần gũi đầm ấm, lại dễ hỗ trợ nhau chống giặc, chống thú giữ. Trong làng Bahnar cổ, hầu như không có việc canh tác tại chỗ, không có kinh tế vườn. Mọi nguồn thu đều dựa vào nương rẫy trong rừng sâu.
Bên trong những cái rẫy nằm lọt giữa rừng bao la ấy, người Bahnar dựng lên một căn nhà sàn nhỏ gọi là nhà đầm. Nhà đầm có đủ nơi ngủ nghỉ cho tất tật mọi thành viên từ người lớn đến trẻ nhỏ trong gia đình. Trong nhà có bếp lửa, nồi nấu, bầu nước, dao rựa, gùi ghè... Bên cạnh nhà đầm có kho tích trữ lúa, bắp từ vụ thu hoạch tại chỗ để ăn dần. Đó là một cách tổ chức cuộc sống tự cấp tự túc từ ngày xưa để phục vụ sản xuất, bảo vệ mùa màng. Khi hết các thứ như dầu ăn, mắm muối, người dân chỉ việc về làng, ghé hàng quán mua mang vào là có thể duy trì cuộc sống được nhiều ngày. Còn các thứ thực phẩm khác như: rau rừng, cá suối thì có thể thu hái, săn bắt ở xung quanh rẫy.  
Bởi thế, vào ngày mùa, tất cả dân làng vào cư trú ở nhà đầm. Làng như vắng bóng người, chỉ còn lại ít người già và trẻ em ở nhà để tiện việc đi học. Chỉ những khi nông nhàn tổ chức các lễ hội, người dân mới lại kéo hết về làng. Lúc ấy, làng Bahnar mới thực sự rộn ràng, dậy lên sức sống. Đó là thời gian nghỉ ngơi vui chơi của làng, khi lúa bắp đã được thu hái, chất đầy các kho trong rừng. Một khoảng đắm say vui vẻ trong suốt chu kỳ sản xuất cực nhọc.
Vẻ đẹp yên bình của khu nhà đầm trên đèo Đất Đỏ (xã Krong, huyện Kbang). Ảnh: Lê Hòa
Vẻ đẹp yên bình của khu nhà đầm trên đèo Đất Đỏ (xã Krong, huyện Kbang). Ảnh: Lê Hòa
Với cách thức ở nhà rẫy, ngoài việc tiện lợi cho sản xuất còn nhằm chống giặc dã rất hiệu quả. Bởi thế mà thời chiến tranh chống Mỹ, có không ít lần quân giặc kéo vào làng nhưng chúng chẳng cướp được gì, vì hầu hết lương thực đều được cất trữ trên nhà đầm ở rừng sâu.
Ngày nay, đời sống hiện đại đã xâm nhập vào các ngõ ngách của từng ngôi làng Bahnar. Nó làm thay đổi rất nhiều trong kiểu cách sinh hoạt, cư trú, làm ăn... Tuy nhiên, vẫn còn một số làng Bahnar còn giữ lối sinh hoạt, sản xuất nhà đầm xưa cũ.
Nhà đầm và nhà ở vẫn là 2 không gian riêng biệt rất lý thú phù hợp với những sắc thái tâm trạng trong cuộc sống của cộng đồng người Bahnar. Nơi làm ăn và nơi nghỉ ngơi đều cần thiết trong vòng đời.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.