Người lao động thiệt thòi vì công ty “quên” đóng bảo hiểm xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo hợp đồng ký kết giữa MobiFone khu vực 7 (MBF KV7) với Công ty cổ phần (CP) Phạm Nguyễn-Chi nhánh Khánh Hòa (trụ sở chính tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội), MBF KV7 chi trả tiền lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động (NLĐ) thông qua trung gian là Công ty CP Phạm Nguyễn. Tuy nhiên, công ty này lại không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ suốt nhiều tháng liền. Hiện nay, khoảng 70 lao động tại Gia Lai làm việc MBF KV7 gửi đơn khiếu nại về việc này.

Chị Trần Thị Huỳnh Chi-nhân viên MBF KV7 (làm việc tại TP. Pleiku) cho biết: Công ty CP Phạm Nguyễn-Chi nhánh Khánh Hòa là công ty trung gian được MBF KV7 thuê để cung cấp dịch vụ cho MBF KV7. Theo hợp đồng ký kết, MBF KV7 chuyển tiền lương, thưởng và các khoản khác của NLĐ qua Công ty CP Phạm Nguyễn và công ty này có nghĩa vụ thanh toán lại cho NLĐ cũng như thực hiện đóng BHXH cho họ.

Mặc dù các khoản thanh toán đã được MBF KV7 chi trả đầy đủ nhưng suốt từ tháng 5-2019 đến tháng 12-2019, Công ty CP Phạm Nguyễn không đóng tiền BHXH cũng như chi trả tiền thưởng các dịp lễ, Tết cho NLĐ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ mà còn liên quan đến việc giải quyết các chế độ BHXH như chế độ thai sản, thất nghiệp… do không đóng BHXH đầy đủ.

Người lao động tại MobiFone khu vực 7 trình bày sự việc với phóng viên. Ảnh: Như Nguyện

Người lao động tại MobiFone khu vực 7 trình bày sự việc với phóng viên. Ảnh: Như Nguyện

Thông tin thêm về việc này, chị Nguyễn Thị Thu Thủy-nhân viên MBF KV7 (làm việc tại TP. Pleiku) cho hay: Không chỉ khoảng 70 lao động tại Gia Lai bị ảnh hưởng quyền lợi mà nhiều lao động hợp đồng tại các tỉnh: Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Khánh Hòa cũng gặp tình trạng tương tự, cũng bị nợ các khoản tiền thưởng, không đóng BHXH từ tháng 5-2019 đến tháng 12-2019. Đến nay, nhiều lao động nghỉ thai sản, nghỉ việc nhưng chưa được giải quyết chế độ do Công ty CP Phạm Nguyễn không trích đóng tiền BHXH cho họ.

Là một trong những lao động chưa được giải quyết chế độ thai sản do Công ty CP Phạm Nguyễn không đóng tiền BHXH đầy đủ, chị Đoàn Thị Hoàng Oanh-nhân viên MBF KV7-bức xúc: “Tôi nghỉ thai sản từ tháng 1-2020 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết chế độ do Công ty CP Phạm Nguyễn không đóng đầy đủ BHXH. Người lao động thì trích nộp đầy đủ nhưng Công ty CP Phạm Nguyễn lại không đóng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chúng tôi, gây khó khăn trong giải quyết các chế độ BHXH”.

Khi phát hiện sự việc, NLĐ có đơn kiến nghị gửi về MBF KV7 cũng như các cơ quan liên quan về việc này. Cơ quan BHXH tỉnh Khánh Hòa cũng đã nhiều lần làm việc với Công ty CP Phạm Nguyễn và công ty này cũng cam kết sẽ đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ. Tuy vậy cho đến nay, công ty này cũng chỉ cam kết chứ nhưng không thực hiện nên vụ việc vẫn chưa được giải quyết cụ thể.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Thủy, MBF KV7 đã ký hợp đồng với một đối tác trung gian khác và đối tác này thực hiện đầy đủ các chế độ cho NLĐ. “Chúng tôi đề nghị MBF KV7 tiếp tục phối hợp làm rõ trách nhiệm Công ty CP Phạm Nguyễn. Cần cử đại diện đồng hành, hỗ trợ NLĐ để giải quyết vụ việc triệt để nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ”-chị Thủy đề nghị.

Liên quan đến tình hình đóng BHXH của Công ty CP Phạm Nguyễn-Chi nhánh Khánh Hòa, theo BHXH tỉnh Khánh Hòa, đơn vị đã chốt sổ BHXH đến hết tháng 4-2019 và giải quyết chế độ đến tháng 4-2019 đối với lao động mà Công ty CP Phạm Nguyễn sử dụng và đã đóng tiền BHXH. Nếu Công ty đóng bổ sung được thì chốt sổ thêm thời gian và giải quyết chế độ tương ứng. Được biết, Công ty CP Phạm Nguyễn-Chi nhánh Khánh Hòa và trụ sở chính tại Hà Nội đã không còn hoạt động nên NLĐ càng khó khăn khi yêu cầu giải quyết quyền lợi chính đáng cho mình.

Nếu phát hiện doanh nghiệp không đóng đầy đủ tiền BHXH, người lao động cần báo cáo ngành chức năng địa phương, cơ quan BHXH để vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo quyền lợi cho mình. Ảnh: Như Nguyện

Nếu phát hiện doanh nghiệp không đóng đầy đủ tiền BHXH, người lao động cần báo cáo ngành chức năng địa phương, cơ quan BHXH để vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo quyền lợi cho mình. Ảnh: Như Nguyện

Chậm đóng, nợ đóng BHXH cho NLĐ là một trong những vấn đề đã và đang diễn ra. Tại nhiều doanh nghiệp, hàng tháng, NLĐ vẫn trích nộp, đóng đầy đủ tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động, nhưng người sử dụng lao động không nộp về cho cơ quan BHXH. Kết quả, thiệt thòi cuối cùng thuộc về NLĐ, họ không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, không được giải quyết lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quyền lợi.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Trưởng phòng Truyền thông (BHXH Gia Lai) thông tin: Hiện nay, thông qua ứng dụng VssID-BHXH số, NLĐ dễ dàng kiểm tra, chủ động theo dõi quá trình đóng BHXH của doanh nghiệp, các thiếu sót trong quá trình đóng BHXH, việc khám-chữa bệnh. Nếu phát hiện doanh nghiệp không đóng đầy đủ tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì NLĐ cần báo cáo ngành chức năng địa phương, cơ quan BHXH để vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Có thể bạn quan tâm

Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

(GLO)- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có công văn về phối hợp triển khai kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 2/2024 với mức lương từ 24 đến 35 triệu đồng/tháng theo thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động (NLĐ) xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.