Người lao động không được nghỉ bù dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30.4 - 1.5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ LĐ-TB-XH cho biết, sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động sẽ có 2 đợt nghỉ lễ tiếp theo là Ngày Giỗ tổ Hùng Vương và dịp lễ 30.4 - 1.5. Tuy nhiên, cả 2 đợt nghỉ lễ này người lao động đều không được nghỉ bù.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày vào ngày nghỉ lễ.

Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Người lao động sẽ không được nghỉ bù vào lễ Giỗ tổ Hùng Vương và dịp lễ 30.4 - 1.5

Người lao động sẽ không được nghỉ bù vào lễ Giỗ tổ Hùng Vương và dịp lễ 30.4 - 1.5

Tuy nhiên, năm 2024, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10.3 âm lịch) rơi vào thứ năm, ngày 18.4. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động, vì thế, lịch nghỉ giỗ tổ chỉ được nghỉ 1 ngày là thứ năm, ngày 18.4.

Đối với Ngày Chiến thắng (30.4) và Ngày Quốc tế lao động (1.5), so với các năm trước đây, năm nay lịch nghỉ lễ của 2 ngày này đều rơi vào ngày thứ ba (ngày 30.4) và ngày thứ tư (ngày 1.5). Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.

Lịch nghỉ 30.4 và 1.5 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ ba, ngày 30.4 đến hết thứ tư, ngày 1.5.

Về mức lương làm thêm giờ, theo quy định tại điều 98 bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm dịp lễ, tết vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.

Dựa trên thông báo từ Bộ LĐ-TB-XH, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể bố trí, sắp xếp lịch nghỉ lễ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bộ LĐ-TB-XH cho hay, trong năm 2024, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 6 ngày nghỉ liên tiếp do rơi vào cuối tuần, tổng cộng có 17 ngày nghỉ. Trong đó, kỳ nghỉ dài nhất là tết Nguyên đán Giáp Thìn với tổng số ngày nghỉ là 7 ngày.

Trước đó, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra vào tháng 12.2023, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu tăng thêm 1 ngày nghỉ trong năm cho người lao động vào dịp lễ Quốc khánh 2.9.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện Việt Nam chỉ có 11 ngày nghỉ lễ, tết chính thức, trong khi hầu hết các nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á đều có số ngày nghỉ, lễ tết trong năm từ 15 - 16 ngày. Khi tổng ngày nghỉ đang thấp hơn so với khu vực và kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển thì cần phải tăng ngày nghỉ cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

(GLO)- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có công văn về phối hợp triển khai kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 2/2024 với mức lương từ 24 đến 35 triệu đồng/tháng theo thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.
Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động (NLĐ) xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.