Người Gia Lai tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Một sáng lất phất mưa cao nguyên, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã hoàn thiện bức tượng chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng chất liệu thạch cao với thần thái như lúc sinh thời: điềm tĩnh, trí tuệ, gần gũi.

“Tôi nghĩ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một con người rất đặc biệt. Giữa nhiều khó khăn của đất nước, ông vẫn đứng vững và là người chấn hưng. Thêm nữa, tôi cũng rất kính nể cuộc đời riêng, cách sống bình dị mà thanh cao của ông. Không chỉ là nhà chính trị, ông còn là một nhà văn hóa”-vừa tỉ mẩn thao tác, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái vừa chia sẻ.

Nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái tạo hình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng chất liệu đất sét. Ảnh: L.N

Nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái tạo hình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng chất liệu đất sét. Ảnh: L.N

Bức tượng bán thân cao khoảng 40 cm nhưng người nghệ sĩ này đã dành rất nhiều tâm sức để hoàn thành. Sau khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần vào ngày 19-7, từ sự ngưỡng mộ và tiếc thương dành cho người cộng sản chân chính, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái lập tức tìm tư liệu về nhân vật mình mong muốn tạc tượng.

Ngay ngày hôm sau, ông bắt tay vào tạo hình, miệt mài từ sáng đến tận chiều tối, quên cả ăn uống vì cứ bị hút vào công việc. Ông giãi bày: “Là nghệ sĩ, khi rung động trước một hình tượng đẹp, tôi cũng mong muốn lan tỏa cảm xúc ấy đến với công chúng”.

Nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái cho hay: Ông không để cảm xúc phụ thuộc vào riêng một hình ảnh nào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà chọn lọc nét thần thái nhất từ nhiều bức chân dung rồi tổng hợp lại trong tác phẩm của mình. Từ chất liệu đất sét ban đầu, bức tượng được chuyển sang chất liệu trung gian trước khi hoàn thiện, đòi hỏi sự kỳ công của người tạo tác. Khi tác phẩm mới chỉ được tạo hình bằng đất sét, nhiều bạn bè của ông đã trầm trồ: “Rất thần thái!”, “Điêu khắc trọn vẹn một tấm lòng”…

Nhà điêu khắc cho hay, ông thích nhất câu nói về danh dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ. Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.

Niềm yêu kính ấy được gửi gắm vào bức tượng của nhà lãnh đạo tài ba với những áp lực nhất định, bởi như nhà điêu khắc trải lòng thì: “Thần thái của cụ rất lạ: Điềm tĩnh, bình dị nhưng vô cùng trí tuệ”. Làm sao để bật lên đúng thần thái đó là điều không hề dễ dàng.

Không dừng lại ở đó, nhà điêu khắc này còn quyết định tạc thêm bức tượng bán thân của phu nhân Ngô Thị Mận cũng với kích cỡ tương tự. Ông lý giải: “Người đứng sau thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải là người rất đặc biệt. Theo như tôi được biết, bà Ngô Thị Mận là một phụ nữ Việt Nam truyền thống, mộc mạc, bình dị, không phô trương dù chồng trải qua nhiều vị trí công tác quan trọng như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư.

Bà sống cuộc sống rất khiêm nhường, vẫn dùng xe cub đi chợ, tự nấu nướng giặt giũ cho chồng. Theo tôi, bà xứng đáng để tạc tượng. Nước ta có nhiều người phụ nữ rất tài giỏi, nhưng trong lúc này, tôi muốn dành tình cảm đặc biệt cho bà”.

Sau 20 ngày tập trung sáng tạo cao độ, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái nhẹ nhõm giới thiệu với chúng tôi 2 bức tượng đã hoàn thành. Cả 2 tác phẩm đều bật lên thần thái của nhân vật thông qua từng đường nét được chăm chút nghiêm cẩn, từ ánh mắt đến khuôn miệng, cánh mũi, mái tóc. Nghệ sĩ cho biết, sau này khi có điều kiện, ông sẽ chuyển 2 bức tượng này sang chất liệu đồng với độ bền gần như vĩnh viễn.

Tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân được hoàn thành bằng tâm sức rất lớn của nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái. Ảnh: Lam Nguyên

Tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân được hoàn thành bằng tâm sức rất lớn của nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái. Ảnh: Lam Nguyên

Giới mỹ thuật Gia Lai không ai ngạc nhiên khi biết nhà điêu khắc từng tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Huế bắt tay vào “dự án” cá nhân trên, bởi trước đó, ông đã khá thành công trong việc tạc tượng các danh nhân, nhà cách mạng, chí sĩ yêu nước, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng mà mình ngưỡng mộ. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…

Năm 2013, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ông đã công bố tác phẩm mình tâm đắc, đó là bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng thạch cao giả đá với chiều cao 1,2 m, nặng 1,2 tạ và lập bàn thờ tại nhà để thắp hương bái vọng. Sau hàng chục năm rời quê hương Quảng Bình vào lập nghiệp trên đất Tây Nguyên, ông chia sẻ dự định ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên trong những năm tới.

Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh-Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam-nhận xét: “Ngôn ngữ điêu khắc của nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái mang phong cách và cá tính riêng, nhất là ở lĩnh vực tượng chân dung. Nếu anh Soái tổ chức được một triển lãm cá nhân là điều thật đáng quý, qua đó góp thêm nét riêng vào nền mỹ thuật Gia Lai, làm phong phú thêm đời sống văn hóa nghệ thuật tỉnh nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".