Người đẹp Miss ITgo ra mắt sách về Thiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 4-3, tại Hà Nội, người đẹp Vân Hà, giải nhất cuộc thi Hoa khôi Trí tuệ Việt Nam đã ra mắt giới độc giả Việt Nam cuốn sách “Hãy gọi đúng tên tôi”.

Vân Hà là một cái tên “lạ” trong giới tác giả trẻ. Lạ từ con đường dẫn tới nghiệp cầm bút của cô gái được mệnh danh “bông hoa trí tuệ”. Năm 2008 Vân Hà xuất sắc đạt danh hiệu Miss ITgo - Hoa khôi trí tuệ Việt Nam. Đây là sự ghi nhận dành cho những cố gắng hoàn thiện bản thân từ nhan sắc đến trí tuệ của cô sinh viên khoa Du lịch Viện Đại Học Mở Hà Nội.

 

Cuốn sách
Cuốn sách "Hãy gọi đúng tên tôi" là những trải nghiệm về thế giới Thiền của cô gái trẻ.

Năm 2011, Vân Hà tốt nghiệp đại học. Năm 2012 cô về đầu quân làm việc cho hãng hàng không Hàn Quốc Asiana Airline. Trước đó, Vân Hà đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghệ thuật với vai diễn được lưu dấu ấn trong lòng khán giả trong phim “Xin thề anh nói thật” của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Không dừng lại ở đó, “bông hoa trí tuệ” tiếp tục hoàn thành từ xa học bổng thạc sĩ (một chương trình học liên kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ).

Trở về nước năm 2013, cô gái ham học tiếp tục các khóa học về tiếng Anh và âm nhạc để trang bị cho mình đầy đủ hành trang vào đời và theo đuổi đam mê. 2015 một cơ duyên khiến Vân Hà thực sự tìm được niềm đam mê đích thực của mình khi cô tham dự khóa học Thiền Hiểu Biết. Một năm sau đó, cô gái bé nhỏ đó đã sáng lập tổ chức có tên gọi Đồng Xanh chuyên về chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho cộng đồng. Trở thành một doanh nhân với công việc chính là kinh doanh thực phẩm chay, hướng dẫn viên thiền, Vân Hà vẫn không quên niềm đam mê với các hoạt động xã hội khác như: tham gia trị liệu tâm lý, giúp đỡ trẻ tự kỷ và gia đình của các em.

Quá trình học tập và trưởng thành của Vân Hà cho thấy một người trẻ dám nghĩ, dám làm và dám thay đổi. Chữ “Dám” được đặt cho những người trẻ chứa trong đó khát vọng chinh phục và với Vân Hà là sự lan tỏa ý nghĩa đích thực để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam sẽ cần hơn nữa sự quan tâm từ cộng đồng, Vân Hà là một trong những người trẻ tại xứ sở xinh đẹp này đi tiên phong và đặt nền móng cho công tác đó.

Vân Hà cho biết, cô hy vọng cuốn sách sẽ giúp mọi người hiểu và quan tâm hơn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng sức khoẻ tinh thần thông qua những phương cách thực tập tích cực. "Và bạn sẽ thấy, ngay khi bạn gặp những sóng gió như thể cuộc đời đem bỏ vào bạn một mớ hỗn độn, việc duy nhất mà bạn có thể làm là sắp xếp lại chúng một cách tự tin, chậm rãi vì bạn biết rằng càng làm cho mọi thứ phức tạp hơn thì cuộc đời bạn sẽ chỉ càng rối rắm hơn", cô nói.

Mỗi trang sách là những trải nghiệm là bài học được rút ra từ chính tác giả. Qua lăng kính của một người trẻ, “Hãy gọi đúng tên tôi” thắp lên ngọn lửa để ghi dấu ấn và giúp người đọc nhận ra chính mình.

Khi được hỏi lý do đến với Thiền khi tuổi đời còn rất trẻ, Vân Hà cho rằng, cô không đặt nặng vấn đề được cái gì. “Chỉ biết rằng tôi đã mất đi rất nhiều thứ: Sự tức giận, lo âu, mệt mỏi, cảm giác không an toàn, nỗi sợ già và cái chết”, Vân Hà chia sẻ.

“Cuối cùng, thật mừng là tôi đã có thể tự phác họa bức chân dung cho chính mình. Một cô gái tò mò bắt đầu vén bức màn bí mật và thấy rõ những điều nằm ớ phía bên kia bờ hiểu biết non nớt của bản thân”, cô viết.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.