Người dân Quảng Nam ngậm ngùi mang hàng trăm tấn sắn đi đổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sắn đã thu hoạch được nhiều ngày nhưng không có thương lái đến thu mua, hàng trăm tấn sắn bốc mùi hôi thối nên người dân phải mang đi đổ.
 

 Người dân ở Quảng Nam mang hàng trăm tấn sắn đổ ruộng. Ảnh: Thanh Chung
Người dân ở Quảng Nam mang hàng trăm tấn sắn đổ ruộng. Ảnh: Thanh Chung


Do mưa lớn khiến hàng nghìn hecta trồng sắn ở huyện Quế Sơn bị ngập trong nước. Người dân tranh thủ thu hoạch để giảm thiệt hại, tuy nhiên sau khi thu hoạch về thì không có người mua. Sắn để lâu ngày bốc mùi hôi thối, người dân mang đi đổ.

 

 Sắn được thu hoạch nhưng không có người thu mua, thối hàng loạt.
Sắn được thu hoạch nhưng không có người thu mua, thối hàng loạt.


Ông Trần Công Hùng (47 tuổi, thôn An Phú, xã Quế Mỹ) cho biết, gia đình ông có 8 sào sắn đã đến thời kỳ thu hoạch thì bị mưa lớn gây ngập trong nhiều ngày. Cây nào nhổ lên cũng bị thối hơn một nửa.

 

 
Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.
Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.


Theo ông Hùng, giá bán năm trước được 1.600 đồng/kg tại chỗ, còn chở xuống nhà máy chế biến tinh bột sắn thì được 1.800 đồng/kg, thu về gần 4 triệu đồng. Năm nay sản lượng còn một tấn, giá bán 1.000 đồng tuy nhiên mỗi kg lại bị trừ 20-50%, thu về 600.000 đồng một sào. Như vậy đợt này lỗ ít nhất 25 triệu đồng.

 

 Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phượng dọn số sắn hư còn lại đem đi đổ .
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phượng dọn số sắn hư còn lại đem đi đổ .


Bà Nguyễn Thị Phượng (53 tuổi, thôn Phước Thượng, xã Quế Thuận) cho biết, thương lái đến hỏi mua nhưng chờ mãi không thấy quay lại. Ước tính thu hoạch đợt này được khoảng 8 tấn sắn nhưng chỉ bán được 3 tấn còn 5 tấn bị thối. Sắn được tập kết giữa khu dân cư nhưng bị hư hỏng bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm. Bà Phường cùng chồng hằng ngày lựa ra những củ hư thối chở ra ruộng để đổ.
 

 Bà Phượng đổ hàng tấn sắn ra ruộng để làm phân bón.
Bà Phượng đổ hàng tấn sắn ra ruộng để làm phân bón.


"Tôi cùng hàng trăm hộ trồng sắn ở đây không bán được đành chở ra ruộng để đổ làm phân. Hơn 10 năm trồng sắn, đây là lần đầu tiên thu hoạch không có người mua. Người dân thu nhập chính từ làm nông mà thiệt hại nhưng thế này khiến tôi cũng như các hộ trồng sắn gặp nhiều khó khăn”- bà Phương nói.

Ông Nguyễn Sửu-Trưởng phòng NN-PTNN huyện Quế Sơn cho biết, khoảng 2.500ha sắn, trong đó thiệt hại hơn 1.500ha, tập trung ở các xã Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế An, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, thị trấn Đông Phú.

Theo ông Tánh, giá bán năm nay là 1.000 đồng tại ruộng; 1.300 đồng vận chuyển đến nhà máy. Chính quyền cũng đã có khuyến cáo người dân nên trồng sắn ở vùng cao để tránh tình trạng ngập thối. Trong năm nay, mức giá có giảm do dịch COVID-19 làm ảnh hưởng, các doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu mới.

"Không có chuyện nhà máy không thu mua và ép giá. Nếu nhà máy ép giá chính quyền sẽ làm việc ngay. Bên cạnh đó, mưa lũ khiến nhà máy chế biến sắn trên địa bàn mất điện, phải dừng hoạt động 4 ngày, dẫn đến một lượng sắn đã thu hoạch không tiêu thụ được”- ông Sửu nói sắn bán cho nhà máy không chỉ riêng Quảng Nam mà còn từ nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khác chở đến. Số lượng quá lớn nên nhà máy sản xuất không kịp, người dân đành phải chờ.

https://laodong.vn/xa-hoi/nguoi-dan-quang-nam-ngam-ngui-mang-hang-tram-tan-san-di-do-848249.ldo
 

Theo Thanh Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.