Người dân Ia Hrung mong mỏi một con đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tuyến đường nối làng Ngai Ngó, Blo Dung và làng Maih (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chưa được bê tông hóa nên ngày nắng thì bụi mù, mưa xuống lại sình lầy khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân rất khó khăn.

Dẫn chúng tôi đi dọc tuyến đường, ông Lương Văn Đại (làng Ngai Ngó) cho hay: “Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1996. Những năm qua, có nhiều thứ đổi thay ở vùng đất này nhưng con đường liên thôn này thì vẫn chỉ là đường đất. Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi cũng đã nhiều lần phản ánh lên UBND xã. Sau đó, đoàn cán bộ xuống khảo sát nhưng đến nay tuyến đường vẫn chưa được đầu tư xây dựng”.

Còn ông Phạm Văn Tuấn (cùng làng) thì bộc bạch: Mùa nắng thì còn đỡ, chứ mùa mưa thì đường trơn trượt, đi lại vất vả lắm. Bà con phần lớn canh tác nông nghiệp, vì con đường đất trắc trở nên việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Cứ đến mùa thu hoạch lúa, cà phê là bị ép giá do phương tiện cơ giới không tiếp cận được.

Những năm qua, đường liên thôn xuống cấp khiến việc đi lại của người dân xã Ia Hrung gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Phương

Những năm qua, đường liên thôn xuống cấp khiến việc đi lại của người dân xã Ia Hrung gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Phương

Làng Ngai Ngó có 213 hộ với 815 khẩu, người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Ông Đỗ Văn Thuần-Trưởng thôn Ngai Ngó-chia sẻ: Nhiều lần tổ chức họp thôn, bà con kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường liên thôn này. Chúng tôi cũng đã làm biên bản gửi lên xã nhưng đến nay tuyến đường vẫn chưa được đầu tư.

Trao đổi với P.V, ông Lê Công Phú-Chủ tịch UBND xã Ia Hrung-cho hay: Việc xây dựng các trục đường thuộc xã quản lý thì thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp, năm 2023, xã chỉ bố trí được 112 triệu đồng ưu tiên đầu tư cho làng Blo Dung để hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch. Cũng theo Chủ tịch UBND xã Ia Hrung, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, dân làng Ngai Ngó rất mong mỏi được đầu tư xây dựng tuyến đường liên thôn này. Tại các kỳ họp HĐND, chúng tôi cũng chỉ đạo các thôn, làng về họp dân thống nhất đăng ký tuyến đường cho năm 2024 để đầu tư xây dựng.

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thừa-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Grai-thông tin: Trên địa bàn huyện có 39,6 km đường nội thị, 16 tuyến đường huyện với chiều dài 188,05 km, 213,3 km đường xã, 293,16 km đường trục thôn, 378,52 km đường trục chính nội đồng. Năm 2023, UBND huyện bố trí hơn 2,5 tỷ đồng để sửa chữa 1,75 km đường huyện. Từ nguồn vốn sử dụng đất, các xã đã sửa chữa gần 3,97 km với kinh phí 2,29 tỷ đồng. Thời gian đến, chúng tôi tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã quan tâm sửa chữa các tuyến đường hư hỏng, đường đất chưa được đầu tư, trong đó có tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Ia Hrung để giúp người dân lưu thông an toàn, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.