“Con đường hoa” giữa lòng Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khoảng 3 năm nay, đoạn đường dài hơn 100 m tại hẻm 80 Võ Trung Thành (tổ 8, phường Ia Kring, TP. Pleiku) lúc nào cũng rực rỡ sắc hoa. Người người qua lại không khỏi trầm trồ khi giữa phố xá nhộn nhịp, dân cư của xóm nhỏ này vẫn cùng nhau vun trồng con đường hoa, tô điểm cho diện mạo khu phố thêm xinh tươi.

Xanh mướt, gọn gàng, đẹp mắt là ấn tượng đầu tiên khi bước chân đến đầu con hẻm 80 Võ Trung Thành. Hai bên đường được vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ. Ở những khoảnh đất trống, người dân trong xóm cùng nhau trồng hoa, cây cảnh, khiến cho con đường trở nên xanh mát. Thời điểm này, những hàng cây hướng dương đang chúm chím nụ, chờ ngày khoe sắc.

Mỗi ngày, ông Nguyễn Thế Khoa đều dành hơn 2 giờ để chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Khôi Nguyên

Mỗi ngày, ông Nguyễn Thế Khoa đều dành hơn 2 giờ để chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Khôi Nguyên

Người đầu tiên nêu ý tưởng làm con đường hoa này là ông Nguyễn Thế Khoa (số nhà 80/12 Võ Trung Thành). “Cách đây khoảng 3 năm, hai bên đường cỏ dại mọc, rác thải vương vãi khắp nơi trông rất nhếch nhác. Tôi liền nảy ra ý tưởng trồng các loại hoa như sao nhái, dừa cạn, cúc bách nhật… Cứ như vậy, con đường lúc nào cũng có hoa khoe sắc, vừa sạch sẽ vừa đẹp mắt. Nhiều người đi ngang thấy đẹp nên dừng lại chụp hình, quay clip. Các hộ dân trong xóm thấy việc làm ý nghĩa nên cũng nhiệt tình tham gia”-ông Khoa vui vẻ kể lại.

Để chuẩn bị cho con đường hoa khoe sắc vào dịp Tết Nguyên đán 2023, từ tháng 9-2022, bà con trong xóm cùng nhau ươm giống hoa hướng dương rồi đem trồng dọc hai bên đường. Để có được hàng cây xanh tốt như hiện nay, ông Khoa không quản ngày đêm chăm sóc. Khoảng 3 giờ sáng, ông lại thức dậy, xách từng xô nước nhỏ tưới cho hàng cây. “Lượt đầu là phải tưới từ ngọn cây xuống để làm trôi bớt sương đọng trên lá, lượt sau phải tưới đẫm vào gốc. Có như vậy, mặt lá mới không bị hỏng, bị sâu bệnh. Phải xách xô tưới chứ không xịt vòi được, vì xịt vòi nước không đủ, lại dễ làm hư lá, hoa. Tôi thường xuyên kiểm tra, thấy có sâu bệnh là phải mua thuốc về trị ngay. Chiều đi làm về kiểm tra, nếu thấy thiếu nước tôi lại tưới thêm lần nữa. Tôi không thấy khó khăn, vất vả gì, vì trồng cây là sở thích của tôi và xem như tập thể dục mỗi ngày”-ông Khoa cho hay. Không chỉ vậy, ông còn cẩn thận để những tấm bảng nhỏ, kêu gọi mọi người nêu cao ý thức giữ gìn, không ngắt, bẻ hay nhổ trộm hoa cũng như vứt rác bừa bãi dọc hai bên đường. Ông còn cùng với người dân trong xóm đến vận động các hộ dân ở những đoạn đường lân cận làm cỏ, quét rác hai bên đường để giữ vệ sinh chung.

Hai bên đường được người dân trồng hoa, quét dọn sạch sẽ, đẹp mắt. Ảnh: Phương Vi

Hai bên đường được người dân trồng hoa, quét dọn sạch sẽ, đẹp mắt. Ảnh: Phương Vi

Giờ đây, khoảng 10 hộ dân của con hẻm nhỏ hàng ngày cùng nhau quét dọn con đường thật sạch sẽ, khi rảnh rỗi thì tưới nước, nhặt lá, bắt sâu hoặc trồng các loại cây, góp thêm màu xanh cho không gian chung. Chị Trần Thị Mai Lan (số 80/18 Võ Trung Thành) bày tỏ: “Mỗi khi đi làm về, nhìn thấy con hẻm nơi mình sinh sống sạch sẽ, tràn ngập sắc hương, tôi thấy rất thư thái. Nhờ việc cùng nhau trồng, chăm sóc cây xanh, bà con hàng xóm càng thêm gần gũi, gắn kết, thân thiết như anh em trong nhà”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Cẩm Yến (số 80/12 Võ Trung Thành) tâm sự: “Nhìn con đường hẻm sạch đẹp, rực rỡ sắc hoa trước nhà, tôi thấy thêm yêu nơi mình đang sống. Mỗi ngày, cùng với ông Khoa, chị em trong xóm cũng thường xuyên quét dọn, nhặt rác để giữ vệ sinh chung cho con đường”.

Trò chuyện cùng P.V, ông Trần Nho Nội-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 8-cho biết: “Nhờ có ông Khoa và người dân hẻm 80 Võ Trung Thành chăm chút mà cả một đoạn đường như được thay áo mới, sạch sẽ, tươi mới hơn. Ai một lần đi ngang đoạn đường này cũng cảm thấy thích thú. Thời gian tới, để tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chúng tôi xem đây là mô hình điểm, tích cực tuyên truyền đến các khu, xóm khác để nhân rộng, tạo diện mạo mới cho cộng đồng dân cư”.

KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.