Người dân Gia Lai nô nức tảo mộ ngày 30 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Chim có tổ, người có tông”, Tết luôn là dịp để mọi người, mọi nhà hướng về cội nguồn và tưởng nhớ đến người đã khuất. Ngày 30 Tết, dòng người nườm nượp đổ về Nghĩa trang TP. Pleiku (xã Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đi tảo mộ tạo không khí ấm áp, thiêng liêng.

Sáng sớm, con đường dẫn vào Nghĩa trang TP. Pleiku đã nhộn nhịp với dòng xe nườm nượp. Ai cũng mang theo nhang đèn, hoa, dụng cụ để tảo mộ cho người thân đã yên nghỉ tại Nghĩa trang. Từ đầu đường Ngô Quyền đoạn rẽ vào Nghĩa trang, những hàng cúc vạn thọ được bày trên vỉa hè để phục vụ người dân đi tảo mộ. Mỗi chậu cúc nhỏ nhắn có giá 20-30 ngàn đồng/chậu nên rất hút khách mua. Anh Nguyễn Văn Nam (thôn 4, xã Trà Đa)-một người bán hoa cúc cho biết: “Năm nay tôi trồng hơn 1.000 chậu cúc, bán cũng được quá nửa rồi. Còn ngày mai Mùng 1 nữa có lẽ sẽ bán hết”.

Hoa cúc vạn thọ bày bán ở đường vào Nghĩa trang. Ảnh: Văn Ngọc

Hoa cúc vạn thọ bày bán ở đường vào Nghĩa trang. Ảnh: Văn Ngọc

Tảo mộ là nét đẹp ngàn đời của người Việt mỗi khi Tết đến, Xuân về. Sau khi dọn dẹp phần mộ sạch sẽ, con cháu bày lễ vật, hoa và thắp hương mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình. Tảo mộ còn có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên, nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông".

Dòng người nườm nượp đổ về Nghĩa trang TP. Pleiku sáng 30 Tết. Ảnh: Văn Ngọc

Dòng người nườm nượp đổ về Nghĩa trang TP. Pleiku sáng 30 Tết. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Lê Lộc (phường Hội Phú, TP. Pleiku) có mặt từ sớm để lau chùi phần mộ của mẹ và người anh trai. Sinh ra ở Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, vì chiến tranh nên gia đình ông phải ly tán. Ông cùng mẹ lưu lạc lên Gia Lai từ những năm 60 của thế kỷ trước, còn người anh trai sinh năm 1955 phải ở lại Bình Định. Trong ký ức của ông, anh trai luôn là người chiều chuộng, bao bọc, nhường nhịn ông khi còn tấm bé. Năm 1974, anh trai ông mất khi mới 19 tuổi vì chiến tranh khiến anh em sớm biệt ly âm dương xa cách.

Ông Lê Lộc đang lau chùi phần mộ của anh trai. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Lê Lộc đang lau chùi phần mộ của anh trai. Ảnh: Văn Ngọc

Mẹ của ông trước khi mất có mong muốn đưa phần mộ con trai từ Bình Định lên Gia Lai để gia đình “đoàn tụ”. Khi mẹ mất, ông cùng họ hàng đã làm thủ tục xin chuyển phần mộ của anh trai đến quê hương thứ 2 Gia Lai. Vừa tỉ mỉ lau chùi từng góc mộ, ông Lộc vừa bùi ngùi: “Cuối cùng gia đình tôi cũng được ở bên nhau, trước kia để lại phần mộ anh trai ở Bình Định chúng tôi rất chạnh lòng vì không nhang đèn được thường xuyên. Nay anh trai lại được ở gần mẹ rồi, còn có anh em, con cháu thường xuyên bánh trái, nhang khói để khỏi lạnh lẽo. Dịp Tết này, con cháu đi làm ăn xa ai cũng về, mỗi người một tay tảo mộ, tôi luôn mong chúng sẽ luôn nhớ về nguồn cội mà sống hiếu thảo với mẹ cha”.

Những chậu hoa cúc vạn thọ làm không khí ở Nghĩa trang thêm phần ấm cúng. Ảnh: Văn Ngọc

Những chậu hoa cúc vạn thọ làm không khí ở Nghĩa trang thêm phần ấm cúng. Ảnh: Văn Ngọc

Bà Nguyễn Thị Sáu (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chở chuối, hoa, nhang đèn trên chiếc xe máy cũ kỹ. Nghĩa trang này là nơi chôn cất 5 người thân của bà là cha, chồng, anh trai, cháu…Bởi vậy, mỗi khi ra Nghĩa trang, bà Sáu có cảm giác như gặp được những người thân yêu. Bà dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng chồng-người đàn ông đầu ấp tay gối đã mất năm 2019 vì bệnh ung thư khi 55 tuổi để lại bà cùng 2 cậu con trai. Bà thủ thỉ với chồng chuyện 2 cậu con trai, đứa nào cũng ngoan ngoãn, thương mẹ. Đứa thì chăm chỉ học hành năm cuối cấp 3, đứa chịu khó làm lụng đỡ đần mẹ nuôi em.

Bà Nguyễn Thị Sáu đi thăm phần mộ của 5 người thân trong gia đình nằm tại Nghĩa trang TP. Pleiku. Ảnh: Văn Ngọc

Bà Nguyễn Thị Sáu đi thăm phần mộ của 5 người thân trong gia đình nằm tại Nghĩa trang TP. Pleiku. Ảnh: Văn Ngọc

Bà Sáu làm nghề dọn dẹp nhà sạch nên cuối năm là dịp cao điểm tất bật. Từ đầu tháng Chạp, ngày nào bà cũng làm từ sáng đến tối mịt nên phải đến sáng 30 Tết bà mới sắm sửa đồ cúng để ra mộ của người thân. “Bình thường tháng nào tôi cũng ra mộ một lần, mỗi lần ra đây tôi lại cảm thấy ấm áp vô cùng. Dịp cuối năm bận bịu nên sáng nay tôi tranh thủ ra sớm rồi mới về dọn nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm tất niên”-bà Sáu tâm sự.

Người dân Gia Lai tranh thủ ngày cuối cùng của năm để đi tảo mộ. Ảnh: Văn Ngọc

Người dân Gia Lai tranh thủ ngày cuối cùng của năm để đi tảo mộ. Ảnh: Văn Ngọc

Nghĩa trang ngày 30 Tết không chỉ có dòng người đi tảo mộ mà còn có những người mải mê mưu sinh. Chị Cao Thị Bích Điệp (thôn 2, xã Biển Hồ) dắt chiếc xe đạp mò mẫm từng ngóc ngách của Nghĩa trang để nhặt vỏ chai nhựa do người đi tảo mộ để lại. Thường ngày, chị đi phụ hồ nhưng công việc xây dựng đã tạm dừng trước 20 tháng Chạp. Do đó, để có tiền mua thêm chút bánh kẹo cho con đón Tết, chị ra Nghĩa trang nhặt nhôm nhựa từ nhiều ngày nay. Chị Điệp chia sẻ: “Nhìn chai nhựa cồng kềnh vậy thôi chứ cũng không được bao nhiêu, chỉ có vài chục ngàn đồng. Nhưng giờ ở nhà không có việc làm thì cũng không có tiền nên tranh thủ ra đây tuy cực một chút mà có thêm đồng ra, đồng vào ngày Tết”.

Chị Cao Thị Bích Điệp đi nhặt chai nhựa để bán lấy tiền mua bánh kẹo cho con. Ảnh: Văn Ngọc

Chị Cao Thị Bích Điệp đi nhặt chai nhựa để bán lấy tiền mua bánh kẹo cho con. Ảnh: Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.