Ngọn núi trong lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chị dắt con đi dạo quanh công viên dưới chân chung cư, nhìn thằng bé đuổi theo con bồ câu khá dạn người, khi con chim bay lên, thằng bé đứng lại gãi đầu đầy bối rối. Có thể con trai chị nghĩ, bồ câu sẽ đi như mình, mình đuổi mãi rồi sẽ bắt được, nào biết bồ câu còn có thể bay.

 
 


Đàn bồ câu ở công viên, không biết ai là chủ, chỉ thấy chúng có mặt ở đây lâu lắm rồi. Từ ngày chỗ mấy tòa chung cư kia là mấy dãy nhà trọ tối tối, ẩm ẩm, nhưng giá thuê lại phù hợp với khá đông công nhân - như chị.

Ngày ấy, người ta hay mang nhau về ở chung để đỡ tiền thuê nhà, chuyện một mình chị một phòng luôn là đề tài cho mỗi cuộc tụ tập của dãy trọ. Người nói chị kiêu kỳ, người nói chị kém cỏi, đến một người bạn trai cũng không tìm được cho mình.

Cuối tuần. Chị mang theo nắm thóc rải cho lũ bồ câu, dần dà chúng quen với chị. Có con còn dạn dĩ đậu xuống tay chị mổ những hạt thóc vàng ươm.

Chị gặp anh khi đó.

Khi ấy, anh đến sân bóng cùng với đồng nghiệp, là những đồng nghiệp trẻ, họ có buổi tranh tài với đám thanh niên trong khu phố. Anh lớn tuổi hơn bọn họ nên đứng ngoài. Anh chào chị bằng thứ tiếng Việt đớt đát, vừa nói vừa chỉ ra chỗ trận bóng, hỏi quanh đây có chỗ nào bán nước uống, anh muốn mua cho họ. Chị biết chỗ, nhưng anh lại không hiểu chị nói gì với vốn tiếng Việt ít ỏi, chị đành dẫn anh đi mua. Lúc tính tiền, quýnh quáng sao mà anh buột miệng nói tiếng mẹ đẻ, chị ngỡ ngàng khi nhận ra mình hiểu anh nói gì.

Lúc ấy, cả anh và chị đều không nhận ra mình làm cùng một công ty, hẳn nhiều lần anh chị lướt qua nhau, vì chị làm dưới xưởng, luôn đeo khẩu trang và đội mũ vải, anh ở văn phòng, khi cần xuống xưởng kiểm tra thì cũng phải đeo khẩu trang.

Chị kinh ngạc khi có người nhắn lên văn phòng gặp sếp, một tổ phó bé nhỏ như chị liệu có chuyện gì ở văn phòng? Chị kinh ngạc khi sếp nói sẽ thu xếp cho chị đi học thêm vào các buổi tối với chuyên gia trong công ty. Ngoài chị, còn một số người khác. Tất nhiên là chị mừng rỡ đồng ý, nhưng chỉ một tuần, chị đã phải chuyển lớp vì thầy giáo nói chị ngồi ở lớp này rất phí thời gian.

Và chị vào lớp anh, anh dạy như không dạy, anh để chị tự nghe hiểu rồi “vá chỗ trống”, động viên khiến chị tự tin hơn. Chị nhớ như in lần đầu tiên chị dám phát biểu ý kiến bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ làm cả phòng họp sững sờ. Hiếu nghe tin thì mừng hơn cả chị, hào phóng dắt chị đi ăn, lý do là mừng cho học trò.

Chị lên chức tổ trưởng, lương cũng tăng lên. Một ngày, anh nói muốn đưa chị lên văn phòng sắp xếp hồ sơ giấy tờ phụ anh, chức danh trợ lý.

Và chị nhận ra, anh - ông thầy dạy chị với người chị gặp ở sân bóng hôm nào là một, anh đã sớm nhận ra chị và âm thầm giúp đỡ. Chị cảm kích nhưng lại tạo thêm một khoảng cách xa hơn. Anh đã có vợ, vợ anh ở xa. Anh làm ở đây sáu năm, chưa khi nào thấy vợ anh đến thăm chồng.

Chị là người được gặp vợ anh đầu tiên, đó là một phụ nữ xinh đẹp khá hiền. Vừa gặp, cô ấy đã tự giới thiệu mình là vợ của anh, hai người họ lấy nhau gần chục năm, nhưng thời gian ở gần nhau chắc chưa được hai chục ngày. Cuộc hôn nhân của họ do hai gia đình sắp xếp, cô ấy sẵn lòng đón nhận còn chồng cô thì không, anh coi cô như khách lạ, có tết còn không về. Thời gian gần đây, chồng cô lại bất ngờ liên lạc với cô, nói muốn ly hôn. Cô hỏi có phải anh gặp ai đó rồi? Anh thẳng thắn thừa nhận.

Hôm nay cô ấy đến là muốn gặp mặt người chồng cô để ý, hoàn toàn không có ghen tuông gì.

Chị choáng váng, sẽ như thế nào khi chị bị mang tiếng là người thứ ba, miệng đời liệu có để cho chị yên?

Chị nói chuyện với Hiếu, Hiếu cũng bứt tóc, anh chưa nói gì nên chị cũng không thể tỏ thái độ, dù là trợ lý của anh nhưng chị vẫn giữ khoảng cách, thái độ đúng mực.

Chị nhanh chóng tìm được công việc mới, lúc chị đưa đơn thôi việc, chị thấy anh sững sờ và có phần giận dữ. Anh hỏi, mình đối xử với chị không tốt hay sao, hay mức lương ở đây không phù hợp, hay có chuyện gì khiến chị không muốn ở lại. Chị lắc đầu không biết trả lời sao...

Ở công ty mới, chị làm ở phòng kỹ thuật, hết hai tháng thử việc, cô bé phòng nhân sự nói, không thể báo tăng bảo hiểm cho chị vì công ty cũ chưa báo giảm. Chị nhíu mày gọi điện hỏi, chị nhân viên phòng nhân sự nói chưa nhận được thông báo chị nghỉ việc, chỉ nói chị tạm nghỉ vì lý do sức khỏe. Hàng tháng vẫn gửi lương vào tài khoản chị.

Buổi trưa, chị ra cây ATM kiểm tra tài khoản cũ, thấy có hai khoản tiền được chuyển vào. Số tiền gấp rưỡi lương tháng của chị. Chị biết là ai làm, rút hết tiền ra, chị đóng tài khoản và mang tiền đến công ty cũ, nhờ gửi trả anh.

*

*      *


Công ty tuyển thêm người, trong đó có Phú, Phú cũng vừa học vừa làm và thường tìm chị hỏi bài. Có lẽ cùng hoàn cảnh nên chị và Phú dễ thân nhau hơn. Mỗi tối đi học, chị cũng có thêm bạn cùng đi về. Dãy trọ thấy Phú, thôi không xì xèo về chị nữa, còn hỏi thăm khi nào thì về ở chung nhà. Chị chỉ cười, chị quý Phú nhưng nếu để tiến xa hơn thì hẳn là không.

Bất giác chị nhớ anh, anh như con suối êm ả mải miết đêm ngày, không ồn ào nhưng mát lành, thấm sâu. Chị cười buồn, số tài khoản chị mới mở khi sang công ty mới mỗi tháng luôn nhận được hai lần lương. Thời gian ở công ty cũ xét tăng lương, số tiền chị nhận cũng nhiều hơn. Và mỗi tháng, chị lại rút tiền ra, mang về nhờ phòng bảo vệ gửi lại anh.

Hiếu nói, đàn ông mấy ai có được sự kiên trì ấy, nhất là khi anh không còn trẻ. Và khi yêu ai đó, người ta phải vượt qua rất nhiều ngọn núi, trong đó ngọn núi khó vượt nhất lại ở trong lòng mình, ngọn núi ấy mỗi ngày một cao hơn, nguy hiểm hơn và khó khăn hơn.

Khu nhà trọ đã bị giải tỏa, nghe nói người ta sẽ làm khu dân cư, có cả mấy tòa chung cư. Chị chuyển nhà sang khu nhà trọ gần đấy, vì thấy quyến luyến bãi cỏ. Cuối tuần, chị vẫn quay lại bãi cỏ cho đám bồ câu ăn thóc, nhìn đám trẻ con chạy nhảy nô đùa, cho tới ngày bãi cỏ cũng bị san phẳng, có ai đó nói mai kia nơi này sẽ là công viên.

 

*

*      *

Chị nhìn quanh, nơi này đã thành công viên với nhiều cây xanh, có thảm cỏ, ghế đá, những dụng cụ tập thể dục, sân cầu lông…, đám bồ câu vẫn quay lại và vẫn nhận ra chị. Chỗ dãy trọ ngày xưa giờ là tòa chung cư hai mươi tầng, chị có một căn hộ ấm áp trên đó. Ngẫm lại, nhiều khi chị còn tưởng mình nằm mơ.

Mọi việc bắt đầu từ lúc anh xuất hiện ở lớp học với vai trò giáo viên, lúc tan lớp, anh đứng đợi ở chân cầu thang. Anh nói, em có thể nghỉ học như đã chuyển chỗ làm. Nhưng lần này, anh sẽ không dừng lại.

Chị không nghỉ học, vì trước đó chị biết vợ chồng anh đã ly hôn. Vợ anh đã có hạnh phúc mới, cô ấy gửi ảnh cưới cho chị. Cô ấy nói mình đang rất hạnh phúc và chúc chị mạnh dạn nắm giữ hạnh phúc của mình.

- Bố kìa!

Con trai ùa tới chỗ anh dừng xe, anh nhấc bổng cu cậu lên xoay một vòng khiến thằng bé cười nắc nẻ đòi được xoay nữa. Anh đến gần chị.

- Có phải em đang nghĩ về bãi cỏ có sân bóng ngày xưa và lần gặp gỡ đầu tiên với ai đó?

Chị mỉm cười, buổi gặp gỡ đầy phiền toái ấy có gì để nhớ. Chị là đang nhớ về ngọn núi trong lòng mình và quãng thời gian chị vượt nó, hành trình ấy chẳng chút dễ dàng.

Theo KHÁNH HIỀN (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.