Chùa Khải Đoan nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1951, theo lệnh của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (vợ vua Khải Định). Khải Đoan cũng là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến.
Sau khi được ban Sắc tứ xây dựng (một tấm vải màu vàng ghi lại lệnh của vua), Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) được chỉ định giám sát quá trình thực hiện. Chùa ban đầu chỉ xây nhà giảng và phần hậu tổ, đến năm 1953 thì xây thêm chánh điện.
Chùa nằm trên khu đất rộng gần 4 ha. Qua hơn 60 năm tồn tại, chùa trải qua đợt đại trùng tu vào rằm tháng 3 âm lịch năm 2012, đến 2/10 âm lịch năm 2016 thì khánh thị trở lại.
Đợt trung tu đã dỡ bỏ hoàn toàn kiến trúc cũ và chỉ giữ lại phần chánh điện, các tượng Phật và một số cột chèo. Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm trên 320 mét vuông đất, được chia làm hai gian chính. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế, còn nửa sau được xây theo lối hiện đại. Chính giữa điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1 mét toạ trên đài sen bằng gỗ quý.
Chuông đồng lớn được đặt bên cánh hữu của chùa. Chuông cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380 kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây kinh thành Huế hoàn thành vào tháng 1/1954.
Nhiều vật dụng từ xưa vẫn còn được giữ lại và sử dụng.
Đáng chú ý là các vách gỗ của chùa đều được chạm khắc hình hài những vị thần, các vị La Hán, Đức Phật.
Bên ngoài chùa, nằm ở cánh tả là một khu vườn được bố trí nhiều tượng La Hán. Hàng chục bức tượng được tạc nên nhờ công đức của Phật tử.
Tên gọi Khải Đoan được giải thích là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái hậu, với ý ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa.
Trong khuôn viên chùa còn có một gian nhà đọc sách. Tại đây có hàng trăm quyển kinh Phật được bày trí. Khách vãn cảnh chùa hay các Phật tử quan tâm có thể ghé chân và đọc miễn phí.
Hiện Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo tỉnh Đắk Lắk, được người dân quen gọi là chùa lớn hay chùa tỉnh. Đây không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo lớn mà còn là điểm dừng chân của nhiều Phật tử mỗi khi có dịp ghé chân mảnh đất Tây Nguyên.
Nhóm du khách đến từ thủ đô rất hân hoan khi thăm chùa dù bên ngoài trời nắng cao. Ông Thành (Hà Nội) nhận xét: "Chùa có kiến trúc rất đẹp và cổ kính".
Chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 11/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội Bánh chưng lần thứ 10 năm 2023 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại The Cliff Resort và thành phố Phan Thiết.
TP. Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều nhà hàng 4-5 sao, đồng thời đã quy hoạch 22 tuyến phố ẩm thực, đây là động lực phát triển, phục vụ đa dạng ẩm thực từ trung đến cao cấp cho đối tượng là khách quốc tế.
Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.
Năm 2023, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế; khách nội ước đạt 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Alapati Krishna Mohan của Công ty lữ hành phương Nam đã chia sẻ danh sách các điểm đến trên thế giới nên đi trong năm 2023, trong đó đứng đầu danh sách này là Việt Nam.
Ngay từ kỳ nghỉ đầu tiên của 2023, nhiều địa phương trên cả nước tấp nập đón khách quốc tế, với hàng loạt sự kiện đánh dấu một năm khởi sắc khi du lịch toàn cầu đang hồi phục.
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Các đề xuất khôi phục thị trường, đường bay; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… sẽ được thảo luận tại hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc sáng 9.1.
Hàng triệu khách Trung Quốc xuất ngoại từ 8.1, dấy lên hy vọng hồi phục cho ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam được dự đoán là một trong những điểm đến hưởng lợi.
Với mong muốn kích cầu du lịch trên địa bàn từ nay đến Tết Quý Mão 2023, TPHCM xây dựng nhiều chiến lược bao gồm các chương trình, sự kiện đặc biệt nhằm thu hút du khách ghé thăm và trải nghiệm.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tín hiệu khả quan, trong đó chủ yếu là khách mang quốc tịch Hàn Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha và đã bắt đầu có khách từ thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu.
Sự trở lại của khách Trung Quốc được kỳ vọng giúp ổn định dòng khách quốc tế đến Việt Nam, song song với loạt nỗ lực trong nước nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói này cho năm Quý Mão.
Ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách chống dịch, nhiều đơn vị lữ hành, các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch đón khách Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách đi Trung Quốc du lịch.
Mới đây, tờ Wanderlust (Anh) vừa đưa ra danh sách gợi ý những điểm đến thú vị nhất thế giới cho chuyến đi mới (top new trips) của du khách năm 2023, trong đó có Việt Nam.
Sau dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2023, Kon Tum dự kiến đón hơn 1,3 triệu du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa, hòa mình với thiên nhiên.
Diễn ra từ ngày 26-31/12, Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 gồm nhiều hoạt động như triển lãm văn hóa truyền thống Tây Nguyên; diễn tấu văn hóa Cồng chiêng-xoang, các nhạc cụ truyền thống...
Khán giả thật sự mãn nhãn, hòa mình vào không khí náo nhiệt của âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu đường phố với những tiết mục đặc sắc của các vũ công quốc tế kết hợp cùng nghệ thuật xiếc của Việt Nam.