Nghiên cứu của ICL: Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm với giọt bắn nhỏ siêu nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm chỉ với một giọt bắn siêu nhỏ có kích thước tương đương tế bào máu. Với người nhiễm không triệu chứng, cơ thể họ vẫn có thể thải ra lượng lớn virus.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Học viện Hoàng gia London (ICL, Anh) thực hiện. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới mà các tình nguyện viên sẽ chủ động cho nhiễm virus SARS-CoV-2, theo nhật báo The Indian Express (Ấn Độ).
 
Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm với giọt bắn có đường kính 10 micrômét (µm), tương đương với kích thước tế bào máu. Ảnh: Shutterstock
Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm với giọt bắn có đường kính 10 micrômét (µm), tương đương với kích thước tế bào máu. Ảnh: Shutterstock
Hình thức nghiên cứu này gây tranh cãi vì cố tình để người tham gia nhiễm virus hay mầm bệnh nào đó. Ngay cả khi có các biện pháp an toàn nhưng vẫn có một số rủi ro, đặc biệt là với các chủng virus mới.
Tuy nhiên, nghiên cứu dạng này lại rất có giá trị vì giúp các nhà khoa học có thể hiểu rõ được diễn biến bệnh và cách chúng ảnh hưởng đến cơ thể người. Với phần lớn các nghiên cứu khác, người bệnh chỉ tìm đến bác sĩ hay các nhà khoa học khi đã xuất hiện triệu chứng. Do đó, những gì xảy ra vào những ngày trước đó sẽ không được quan sát đầy đủ.
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 3.2021 với 36 tình nguyên viên. Tuổi của họ từ 18 đến 30, chỉ được phép tham gia khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng như thừa cân, suy giảm chức năng gan, thận, có vấn đề về tim, phổi, bệnh về máu và một số vấn đề sức khỏe khác.
Các tình nguyên viên sẽ bị lây nhiễm Covid-19 bằng cách đưa một giọt chất lỏng chứa virus qua một chiếc ống nhỏ và đưa vào mũi. Tất cả được theo dõi y tế 24 giờ/ngày trong suốt 2 tuần tại phòng thí nghiệm ở Bệnh viện Tự do Hoàng gia ở thành phố London (Anh). Nhóm nghiên cứu cũng chuẩn bị sẵn thuốc kháng virus Remdesivir và kháng thể đơn dòng để phòng trường hợp có người chuyển biến nặng.
Trong số những người tham gia, có 2 người đã không bị nhiễm bệnh. Những người còn lại chỉ bị triệu chứng nhẹ như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và đau họng. Không ai bị virus lan đến phổi và cũng không có triệu chứng hậu Covid-19. Điều này có thể là do họ còn trẻ khỏe và chỉ lây nhiễm với lượng nhỏ virus, tiến sĩ bệnh truyền nhiễm Christopher Chiu, tác giả chính của nghiên cứu tại Học viện Hoàng gia London (ICL), cho biết, theo The Indian Express.
Nghiên cứu đã rút ra những kết luận quan trọng như một giọt bắn chứa virus có đường kính 10 micrômét (µm), tương đương với kích thước tế bào máu, cũng đủ để lây bệnh cho người khỏe mạnh. 1 mét bằng 1 triệu micrômét. Một tình nguyên viên khỏe mạnh có thể khỏi Covid-19 trong 6,5 ngày. Tuy nhiên, một số có thể mất đến 12 ngày.
Ngoài ra, một số người có thể thải ra lượng lớn virus mà không triệu chứng gì. Nghiên cứu cũng một lần nữa cho thấy cho thấy việc mang khẩu trang để che mũi, miệng giúp hạn chế lây bệnh rất hiệu quả, theo The Indian Express.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.