Nghiên cứu cho thấy vừa tiêm mũi 2 được 28 ngày vẫn có thể nhiễm Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng 2 mũi vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer hiệu quả không cao trong việc ngăn chặn Omicron so với các biến thể trước đây, theo NCBC .
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lạc quan rằng tiêm mũi 3 sẽ cải thiện khả năng miễn dịch chống lại biến thể Omicron.
Trong một nghiên cứu mới được công bố hôm 12.12, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) kiểm tra mẫu máu của những người tham gia đã tiêm mũi 2 được 28 ngày với một trong hai loại vắc xin kể trên.

Một số người đã tiêm vắc xin đầy đủ “không thể vô hiệu hóa virus đối với biến thể OmicronẢnh: Shutterstock
Kết quả là, khi virus của biến thể Omicron được đưa vào các mẫu máu, các nhà khoa học đã nhận thấy "sự sụt giảm đáng kể" trong các kháng thể vô hiệu hóa virus chống lại Covid-19 so với các biến thể trước đây.
Nghiên cứu được đăng trên trang chờ duyệt MedRxiv, lưu ý rằng một số người đã tiêm vắc xin đầy đủ “không thể vô hiệu hóa virus đối với biến thể Omicron”, theo NCBC.
Giáo sư Gavin Screaton, Trưởng Bộ phận Khoa học Y tế của Đại học Oxford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết những phát hiện này nhấn mạnh thông điệp rằng “mọi người nên tiêm mũi vắc xin thứ 3”, theo NCBC.
Đồng tác giả, Giáo sư Teresa Lambe, chuyên về tiêm chủng tại Đại học Oxford, cho biết thêm, tiêm phòng tạo ra nhiều nhánh của hệ thống miễn dịch, bao gồm cả các kháng thể trung hòa và tế bào T.
“Dữ liệu trong thế giới thực đã cho thấy vắc xin tiếp tục bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng với các biến thể “đáng lo ngại”. Cách tốt nhất để bảo vệ mọi người tiến về phía trước trong đại dịch này là tiêm vắc xin làm vũ khí". Giáo sư Teresa Lambe nói.

Những phát hiện này sẽ nhấn mạnh thông điệp rằng mọi người “nên tiêm mũi vắc xin thứ 3”. Ảnh: Shutterstock
Những phát hiện này sẽ nhấn mạnh thông điệp rằng mọi người “nên tiêm mũi vắc xin thứ 3”. Ảnh: Shutterstock
Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cũng cho thấy, trong số 43 ca nhiễm Omicron, có 58% bệnh nhân từ 18 đến 39 tuổi, 79% đã tiêm 2 mũi vắc xin ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính, theo NCBC.
Một báo cáo do Cơ quan An ninh Y tế Anh đã ước tính rằng 2 liều vắc xin kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng do lây nhiễm từ biến thể Omicron so với Delta.
Báo cáo lưu ý rằng tiêm mũi 3 sẽ mang lại hiệu quả từ 70 đến 75% trong việc ngăn ngừa nhiễm Omicron có triệu chứng, theo NCBC.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.