Nghĩ và sống khác biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều người đã chọn cách làm khác biệt, phá vỡ những giá trị thông thường, những suy nghĩ thuộc về số đông... để khẳng định cá tính của bản thân. Họ đã chứng minh cho một châm ngôn sống rằng: “Những đổi mới lớn chỉ xuất hiện khi con người không sợ làm điều khác biệt”.

Đi con đường riêng

Thế hệ 9X vẫn được xem là thế hệ có nhiều ý tưởng táo bạo, khác biệt. Thế nhưng, táo bạo đến mức từ bỏ cổng trường đại học để được “sống theo kiểu mình thích, làm việc mình yêu” như cô gái Trương Thị Diệu Hòa (35 Lê Hồng Phong-TP. Pleiku) thì không có mấy người. Diệu Hòa kể, cách đây 7 năm Hòa đậu vào Khoa Tài chính-Ngân hàng của một trường đại học, nhưng cuối cùng cô gái trẻ này lại chọn học nghề... làm bánh vì đây mới là sở thích của bản thân. “Suốt những năm học cấp III tôi vẫn luôn nuôi mơ ước vào được giảng đường đại học. Tôi sợ rớt đại học đến mức ám ảnh. Mỗi lần trường tổ chức thi thử, tôi đều lao vào học rất chăm chỉ. Chỉ cần rớt trong kỳ thi thử tôi đã cảm thấy sợ hãi. Đó cũng là tâm lý chung của nhiều bạn bè tôi khi đó. Vậy mà khi có kết quả đậu đại học, tôi lại quyết định từ bỏ, bởi tôi cảm thấy đó không phải là con đường mình muốn đi”-Diệu Hòa kể.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cô gái 9X may mắn được bố mẹ khuyến khích sống theo sở thích, tự quyết định tương lai. Diệu Hòa chia sẻ: “Tôi rất mê các loại bánh kem theo phong cách ẩm thực châu Âu, vậy là quyết định theo học nghề làm bánh. Ba tôi khuyến khích học thêm nghề pha chế các loại đồ uống để có thể mở một tiệm ăn uống sau này. Sau nửa năm học làm bánh và 2 tháng học thêm pha chế, tôi đi làm thêm cho một tiệm cà phê ở Nha Trang để vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa hiểu thêm “gu” của khách”. Tay nghề làm bánh của cô gái 9X này được thể hiện rõ qua các sản phẩm phục vụ tại quán cà phê gia đình, được nhiều khách hàng yêu thích. Đặc biệt, mỗi dịp Tết Trung thu, Hòa lại làm khách hàng ngạc nhiên bởi các loại bánh với hương vị lạ, kiểu dáng bắt mắt. Trung thu năm nay chưa đến nhưng Hòa đã bán ra thị trường gần 1.000 chiếc bánh các loại.

Với suy nghĩ lạc quan: “Một tấm bằng đại học không quan trọng bằng việc có một nghề vững vàng trong tay”, Diệu Hòa cho biết nếu cho cô lựa chọn lại, cô vẫn sẽ chọn học nghề thay vì học đại học. “Tôi nghĩ mình giỏi nhất là việc làm bánh trái, pha chế. Giờ cho tôi làm việc gì khác chắn chắn sẽ không giỏi bằng việc này. Được làm việc bản thân yêu thích là cách mỗi người phát huy hết khả năng của mình và như vậy công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn”-Diệu Hòa khẳng định.

Nghĩ khác

Nhiều người trẻ cũng đã khẳng định sự độc lập, cá tính, cách nghĩ khác với số đông bằng những lựa chọn khác biệt. Cũng trồng cây chanh, nhưng thay vì trồng ồ ạt như số đông nông dân ở địa phương thì anh Trần Văn Chiến (thôn An Hòa, xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) lại chọn cây chanh không hạt và trở thành người đầu tiên của huyện Chư Prông trồng loại cây cho năng suất cao này. Anh Chiến kể: “Một lần đi chơi ở Đà Lạt, tôi gặp mô hình trồng chanh không hạt khá hiệu quả. Chanh là loại quả có trong bất kỳ bữa ăn nào của các gia đình; chưa kể trong các nhà hàng, khách sạn, các quán nước, cà phê... cần chanh trong nhiều món ăn và pha chế thức uống.
Lúc đó trong đầu tôi đã manh nha ý nghĩ sẽ đem cây trồng này về Gia Lai vì thổ nhưỡng, khí hậu ở 2 vùng đất khá tương đồng. Nghĩ là làm, trở về nhà tôi lập tức khăn gói lên đường đi Long An, vào trang trại chanh không hạt của bà Bùi Thị Ba-một nữ tỷ phú nông dân với thương hiệu “Chanh không hạt Vica” xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới để học hỏi mô hình và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Anh Chiến cho rằng, nếu bắt chước hàng xóm để trồng chanh dây theo phong trào thì anh đã không có 2 ha chanh không hạt cho thu nhập cả tỷ đồng/năm như hiện nay. “Mỗi gốc chanh không hạt chăm tốt sẽ cho thu hoạch trên 1 tạ mỗi năm. Giống chanh này cho thu hoạch quanh năm nên người ta còn gọi nó là chanh tứ quý. Như vậy 1 ha thu khoảng 100 tấn. Giá thành rẻ nhất lúc đại vụ là 10-15 ngàn đồng/kg, lúc đắt có thể lên tới 50-60 ngàn đồng/kg. Người trồng có thể thu lãi cả tỷ đồng/ha, cao gấp nhiều lần trồng chanh dây mà đỡ rủi ro hơn vì không phải cạnh tranh nhiều như chanh dây”-anh Chiến cho biết. Cây chanh không hạt có thời gian trồng ngắn, sau 18 tháng là cho thu bói, quả to (6-7 quả/kg). Đây là loại quả thu quanh năm và hiện xuất khẩu đi nhiều quốc gia.

Ai đó đã nói rằng, những đổi mới lớn chỉ xuất hiện khi con người không sợ làm điều khác biệt. Điều này hoàn toàn đúng với anh Chiến. “Người nông dân ở ta thường bắt chước nhau mà không nghĩ đến quy luật khắc nghiệt của nông nghiệp vẫn diễn ra bao nhiêu năm qua. Tôi đoán trước cây chanh dây sẽ có lúc thoái trào và người dân sẽ rơi vào tình cảnh trồng ra sản phẩm không ai mua. Trong khi cây chanh không hạt là cây trồng hoàn toàn mới, có đơn vị bao tiêu trọn gói sản phẩm thì không ai trồng vì không dám làm khác số đông. Nếu người nông dân không đổi mới tư duy, dám suy nghĩ khác đi thì sẽ còn lãnh nhận nhiều bài học cay đắng nữa”-anh Chiến chia sẻ suy nghĩ.

Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.