Nghệ thuật cắm hoa Tết của nữ nghệ nhân theo phong cách Ikebana

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ những chất liệu truyền thống của người Việt như cành mai, hoa đào, hoa thủy tiên... nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú (sinh năm 1979, Hà Nội) đã biến tấu thành những bình hoa hoa độc đáo mang phong cách hoa Đạo - Ikebana, thu hút sự quan tâm của nhiều chị em trong những ngày cận Tết cổ truyền của dân tộc.

Nghệ nhân Ikebana Nguyễn Thanh Tú. Ảnh: PV
Nghệ nhân Ikebana Nguyễn Thanh Tú. Ảnh: PV


“Thổi hồn” vào hoa

Nói đến văn hóa Nhật Bản, người ta không thể không đề cập tới nghệ thuật cắm hoa truyền thống Ikebana. Xuất hiện cách đây đã gần 600 năm, Ikebana không chỉ là việc cắm hoa đơn thuần mà nó còn hàm chứa trong đó những triết lý sống sâu sắc của xứ Phù Tang.

Bên cạnh những loại hình nghệ thuật như: Nghệ thuật pha trà, viết chữ đẹp, ngửi (nghe) khói hương trầm và đề thơ hay để cảm nhận... Ikebana chính là “địa hạt” màu mỡ để bất kỳ ai cũng được tự do sáng tạo bằng cảm nhận của chính mình. Vẻ đẹp chủ đạo của bình hoa Tết cắm theo phong cách Ikebana chính là vẻ đẹp mộc mạc không khiên cưỡng của cành cây, hoa lá, cây cỏ tự nhiên.


 

Nhiều người tham gia cắm hoa Tết theo phong cách Ikebana.
Nhiều người tham gia cắm hoa Tết theo phong cách Ikebana.



Mong muốn chuyển tải những triết lý nghệ thuật Ikebana về Việt Nam, nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú (Giảng viên trường Ikebana Ikebono Nhật Bản) đã dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu, chia sẻ và hướng dẫn cho những ai đam mê với bộ môn nghệ thuật này.

Theo chị Thanh Tú, Ikebana không hề khó nắm bắt như mọi người nghĩ. Đây là bộ môn nghệ thuật rất gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống chứ không xa vời, viển vông. Chỉ cần một chút kiên nhẫn, một chút cảm mến với thiên nhiên, am hiểu hệ quy tắc nghệ thuật là bạn có thể tạo nên những tác phẩm Ikebana của riêng mình.

“Mỗi khi hòa mình trong tác phẩm, tôi thấy bản thân như được thanh lọc, cảm nhận rõ sự bình yên hiện hữu. Lâu nay, Ikebana thường chuộng về đường nét, cảm xúc mang tính thẩm mỹ nên người cắm hoa phải thật sự toàn tâm toàn ý, chuyên chú và kiên nhẫn cắm hoa trong im lặng.

Trong khoảnh khắc tưởng chừng như tẻ nhạt đó sẽ giúp người chơi cảm nhận sâu, thấu hiểu và gần gũi thiên nhiên hơn. Giữa nhịp sống hối hả cuối năm, Ikebana trở thành một thú chơi được nhiều người tìm đến nhằm thư giãn trí óc, thả lỏng cơ thể, trị liệu tâm lý bằng nghệ thuật” - nghệ nhân Thanh Tú chia sẻ.


 

 Buổi chia sẻ về nghệ thuật Ikebana thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Buổi chia sẻ về nghệ thuật Ikebana thu hút sự quan tâm của nhiều người.


Sự đơn giản nhưng mang đậm không khí Tết

Một điều đặc biệt mà khi nói về Ikebana người ta thường phản xạ và nghĩ ngay tới đó là sự giản đơn. Thẩm mỹ “tối giản” thường xuyên được áp dụng trong nghệ thuật Ikebana. Đây chính là phương thức “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Tức, chỉ cần dùng một số lượng vật dụng vừa đủ như: Vài cành đào, bông mai, củ thủy tiên... để tạo ra những tác phẩm đơn giản, thanh lịch, mang đậm không khí Tết.

Mỗi tác phẩm Ikebana tựa như một “vũ trụ” thu nhỏ, bao gồm các thành tố tự nhiên: Thiên - Địa - Nhân (trời, đất, con người). Trong đó, hoa chính là tinh túy của đất trời để hình thành và kết nối vạn vật.

 

Những lãng hoa được làm từ những chất liệu gần gũi.
Những lãng hoa được làm từ những chất liệu gần gũi.


Nghệ thuật cắm hoa theo phong cách Ikebana có nhiều trường phái, phong cách khác nhau nhưng vẫn tuân theo nguyên tắc cơ bản là tỷ lệ tam giác.

Theo nghệ nhân Thanh Tú, đường nét của cành hoa quan trọng nhất sẽ tượng trưng cho “Trời”. Đây sẽ là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lãng hoa, vì thế người ta thường chọn cành nào chắc khỏe, mạnh mẽ để làm trụ cột. Tiếp theo, cành hoa thứ hai sẽ đại diện cho “Nhân” (người). Cành này phải được xếp đặt sao cho hơi nghiêng với cành chính, từ từ phát triển và bung nở ra từ đường trung tâm.

Bố cục của cành thứ ba thường tượng trưng cho “Đất”. Đất ở đây là cành ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hoặc hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Để tạo nên sự cân xứng, người cắm thường khéo léo điểm xuyết thêm những nhành hoa, góp phần lột tả “cái hồn” cho mọi người chiêm ngưỡng.

 

Cắm hoa theo phong cách Ikebana đón Tết.
Cắm hoa theo phong cách Ikebana đón Tết.


Tham gia buổi chia sẻ nghệ thuật cắm hoa Ikebana từ rất sớm, chị Nguyễn Linh Anh (sinh năm 1990, Hà Nội) cũng đang cần mẫn chọn từng bông hoa, bệ cắm sao cho phù hợp. Đối với chị Linh Anh, buổi chia sẻ này chính là trải nghiệm, một góc nhìn mới mà bất kỳ chị em nào cũng nên tham khảo, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Trong không khí sôi động cuối năm, những lãng hoa Tết nhẹ nhàng, giản đơn sẽ góp phần tô điểm thêm không gian, xóa tan đi những lo âu, mệt nhọc của các thành viên trong gia đình... đó là điều mà chị Linh Anh và rất nhiều người luôn hướng tới.

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nghe-thuat-cam-hoa-tet-cua-nu-nghe-nhan-theo-phong-cach-ikebana-876571.ldo

Theo Phạm Đông - Lan Nhi  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...