Nghề làm tóc ở Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nghề làm đẹp mái tóc ở Pleiku có từ thập niên đầu của thế kỷ XX, khi người Pháp đặt chân đến Tây Nguyên khai thác thuộc địa, với những thay đổi như: mái tóc dài tự nhiên, bó củ tỏi sau gáy của nam giới được cắt gọn với các mẫu tóc húi cua, đường ngôi rẽ lệch… Tuy thế, theo thời gian, hiện nay, nghề làm đẹp mái tóc phái nữ lại rất thịnh hành.
1.Pleiku ngày trước, nếu lấy Diệp Kính làm tâm điểm, đô thị có bán kính chừng hơn 1 km, tỏa ra những cung đường Trần Phú, Hai Bà Trưng, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi bây giờ. Phía bên kia dốc Diệp Kính, xa nhà thờ Thánh Tâm một đoạn đã là làng, vắng vẻ đến hiu quạnh. Vài nét phác thảo, để hiểu cái tài của nhà thơ Vũ Hữu Định trong bài “Một chút gì để nhớ”, có câu thơ “Đi dăm phút đã về chốn cũ”, phần nào nói được quy mô của Phố núi ngày ấy.
Vì thế, trước năm 1975, Pleiku chỉ có chừng 5-6 hiệu uốn tóc nữ, như: Phương Lan, Diễm Châu, Kim Hằng… nằm ở các con phố trung tâm này. Khách đến tiệm, chủ yếu làm đẹp cho mái tóc ở những công đoạn như uốn, ép, sấy, gội, nhuộm. Về nhuộm, chỉ nhuộm màu tóc đen. Chưa có công nghệ duỗi tóc. Khách hàng yêu cầu uốn tóc, nhuộm tóc kiểu cách tân kỳ phần nhiều là vợ lính (gồm cả me Mỹ), vợ thương gia, công chức ăn lương. Lớp phụ nữ còn lại thường chọn mẫu tóc dài tự nhiên, thường chỉ sửa sang qua vài đường cắt tỉa của người thợ, trong đó có khá nhiều nam thanh niên.
 Một tiệm cắt tóc trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku). Ảnh: ĐINH HUY HOÀNG
Một tiệm cắt tóc trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku). Ảnh: ĐINH HUY HOÀNG
Nghề cắt tóc nam trước năm 1975 cũng “hoành tráng” chẳng kém. Quy mô hiệu tóc, viện tóc nam tập trung ở trung tâm phố. Cũng thực hiện các công việc như với tóc nữ. Ngoài ra, quán cắt tóc không ghi bảng hiệu, cả kiên cố lẫn tạm bợ bên vỉa hè, góc phố cũng nhiều. Nghề cắt tóc dạo ngày trước khá phổ biến. Hộp đồ nghề mang theo trên chiếc xe đạp cà tàng, leng keng tiếng chuông lắc tay hay lời rao ngắt quãng: cắt tóc hô… ông dọc dài mọi con đường, ngõ phố. Mỗi thợ cắt tóc còn sở hữu một nhóm gia đình thân chủ, đúng chu kỳ tháng/lần thì mang đồ nghề đến, cắt tóc cho cả đám con trai. Bé gái nào trong gia đình trông tóc tai rối rắm, lù bù thì cũng buộc ngồi vào cắt luôn.
2. Thời kỳ hội nhập, kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu, quan niệm về cái đẹp, trong đó làm đẹp mái tóc ở mỗi cá nhân như bừng thức, theo khuynh hướng “nội sinh” lẫn “ngoại nhập”, “truyền thống” lẫn “hiện đại”. Nam thanh, nữ tú và cả người luống tuổi tự lựa chọn, sáng tạo mẫu tóc mình yêu thích. Đáp ứng nhu cầu, salon tóc mọc lên như nấm sau mưa đầu mùa! Khẳng định thương hiệu hơn 4 thập kỷ qua trong lòng quý bà, quý cô nặng lòng “hoài cổ”, có các hiệu tóc: Thủy (đường Lê Lợi), Anh Đào (106 đường Hai Bà Trưng), Thanh Tâm (20B đường Đinh Tiên Hoàng)… Bên cạnh đó, cứ theo đường dẫn https://toplist.vn/top-list/salon-lam-toc-dep-va-uy-tin-nhat-tp-pleiku-gia-lai-17481.htm, ta sẽ được giới thiệu top 10 salon làm tóc đẹp và uy tín nhất TP. Pleiku bằng ngôn từ “có cánh”, hình ảnh bài trí của từng salon, người mẫu tóc đẹp đến mê hồn. Nhưng chưa phải là tất cả. Làm đẹp mái tóc phụ nữ ở Pleiku, góp mặt có rất nhiều hiệu tóc lớn nhỏ khác đi kèm dịch vụ làm móng tay, móng chân.
Cắt tóc nam giới cũng không kém phần đa dạng, sôi động! Từ quy mô cửa hiệu, tay nghề người thợ đến quan niệm về nghề có bước thay đổi lớn. “Thợ cắt tóc cần năng lực sáng tạo các kiểu tóc mới, yêu cầu đó thuộc về phẩm chất nghề. Bởi nó góp phần thay đổi diện mạo; nói hộ tính cách, phù hợp với công việc, độ tuổi của một con người”-anh Nguyễn Thành Trung-chủ hiệu cắt tóc Baber Đông Tây shop (95 Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku) tâm sự. Thế mới biết, yêu cầu đặt ra cho nhà tạo mẫu tóc không hề đơn giản. Cắt tóc nam từ cửa hiệu nhỏ lẻ đến quy mô chuỗi cửa hàng có mặt ở nhiều tỉnh thành, khẳng định chất lượng thương hiệu góp phần làm nên vẻ đẹp nam tính.
 ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Trại hè thiếu nhi năm 2025 diễn ra tại TP Quy Nhơn

(BĐ) - Trại hè thiếu nhi năm 2025 do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày  25 và 26.6 tại TP Quy Nhơn, với nhiều hoạt động sôi nổi như: Giải bóng đá và bơi lội thiếu nhi cấp tỉnh, thi hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ, biểu diễn võ thuật, vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tham gia trò chơi dân gian
Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Mùa hè được xem là khoảng thời gian để trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ nhỏ. Bốn bộ sách kỹ năng sống của Đinh Tị Books cho trẻ nhỏ dịp hè sẽ giúp các em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, để có một mùa hè thật vui và ý nghĩa.

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

Đối với tôi, được biết và lắng nghe câu chuyện sống xanh của chị Nguyễn Thị Giang là một cái duyên, là điều may mắn và hạnh phúc, bởi chị đã truyền cảm hứng cho không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người khác về lối sống hạn chế rác thải, tái chế những gì có thể để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 7, khóa XII, anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh, việc sơ kết 10 năm triển khai chỉ thị về Chỉ thị số 42- CT/TW là nội dung quan trọng, không chỉ tổng kết một giai đoạn mà còn định hướng cả một chặng đường dài trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

null